Theo ước tính, đến năm 2025, doanh số Thương mại điện tử dự kiến sẽ chiếm 24,5% tổng doanh số bán lẻ toàn cầu. Người mua sắm trực tuyến hiện nay mong muốn trải nghiệm trên các kênh online nhanh hơn, và điều này ngày càng quan trọng khi TMĐT ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ.
Bài toán được đặt ra ở đây là làm thế nào để các kênh bán hàng online của bạn có thể đáp ứng được yêu cầu này? Đáp án ở đây không gì khác chính là ứng dụng công nghệ Headless Commerce. 10 cái tên cung cấp giải pháp Headless Commerce nổi tiếng dưới đây chắc chắn sẽ là lời gợi ý tuyệt vời để bạn tìm được 1 đơn vị phù hợp nhất.
1. BigCommerce
BigCommerce là một nền tảng Thương mại điện tử dựa trên SaaS, giúp nhà bán hàng có thể linh hoạt xây dựng và phát triển cửa hàng trực tuyến của họ.
Ưu điểm của BigCommerce
- Cho phép người dùng tùy chỉnh, nâng cấp chức năng để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp
- Người dùng có thể sử dụng bất kì giao diện nào để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời trên kênh
- Nền tảng BigCommerce bao gồm các API linh hoạt, thay đổi số lượng các cửa hàng để doanh nghiệp có thể chủ động trong việc mở rộng thương hiệu.
Nhược điểm
- Chưa thực sự sẵn sàng kết nối với tất cả các phần mềm, công cụ khác.
- Nhiều trường hợp vẫn xảy ra tình trạng người dùng không tích hợp được 1 số phần mềm
2. Salesforce Commerce Cloud
Salesforce Commerce Cloud là một sản phẩm của Salesforce. Do Salesforce Commerce Cloud được vận hành trên hệ thống Salesforce CRM, giúp việc kết nối các giải pháp thuộc hệ sinh thái đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Salesforce Commerce cho phép bạn tận dụng API để cải thiện trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Ưu điểm của Salesforce Commerce Cloud
- Có thể chủ động điều chỉnh, phát triển trang web thân thiện với người dùng hơn bằng kho ứng dụng có sẵn của nền tảng.
- Kho ứng dụng có sẵn đa dạng.
Nhược điểm
- Đôi lúc gặp khó khăn trong việc tích hợp các công cụ bên ngoài.
3. Adobe Commerce (Magento)
Adobe Commerce, trước đây là Magento, là một phần của trong hệ sinh thái của Adobe. Với nền tảng này bạn có thể dễ dàng xây dựng trải nghiệm thương mại đa kênh cho doanh nghiệp mình 1 cách đơn giản.
Ưu điểm của Adobe Commerce (Magento)
- Tích hợp sẵn và các tính năng khác của Adobe Suite bao gồm Analytics, Creative Cloud.
- Đảm bảo cung cấp cho người dùng của mình một nền tảng vững chắc để cá nhân hoá mọi trải nghiệm mua sắm trên các kênh online.
- Có khả năng kết nối các công cụ, phần mềm khác vào sàn TMĐT của mình mà không phải lo lắng về vấn đề tương thích
Nhược điểm
- Chi phí sở hữu cao
- Chỉ sử dụng một bộ hệ thống Thương mại điện tử.
4. Commercetools
Commercetools là một nền tảng thương mại hàng đầu được xây dựng bằng các nguyên tắc MACH. Giải pháp Headless Commerce của Commercetools cho phép các cửa hàng Thương mại điện tử điều chỉnh trải nghiệm của khách hàng theo nhu cầu của mình.
Ưu điểm của Commercetools
- Kết hợp cấu trúc MACH vốn đã khá quen thuộc với các phương pháp mới nhằm giúp người dùng tiếp cận dễ dàng hơn với tệp khách hàng của họ.
Nhược điểm
- Nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc hiểu và tận dụng những tính năng sẵn có của Commercetools vì hầu hết chúng sẽ cần phải được mã hóa và tích hợp mới sử dụng được trong nền tảng.
5. Elastic Path
Headless Commerce của Elastic Path cho phép các công ty điều chỉnh và nâng cao trải nghiệm nhằm tiếp xúc đa diện với khách hàng và thị trường. Giải pháp này cũng hỗ trợ đồng nhất hành trình mua sắm của khách hàng trên tất cả các kênh, tại tất cả các điểm tiếp xúc.
Ưu điểm của Elastic Path
- Dễ dàng kết nối với các công cụ khác như: ERP, công cụ tìm kiếm và bán hàng, v.v
- Rất nhiều chức năng
Nhược điểm
- Phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu và khám phá.
6. Kibo Commerce
Kibo Commerce là cái tên tiếp theo cung cấp giải pháp Headless Commerce, cho phép bạn ứng dụng những trải nghiệm mua sắm được cá nhân hoá dựa trên các module. Kibo Commerce phù hợp cho những ai mới tiếp cận công nghệ Headless Commerce, vừa cung cấp đầy đủ những tính năng mà người dùng cần mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả.
Ưu điểm của Kibo Commerce
- Phù hợp cho những ai mới tiếp cận công nghệ Headless Commerce
- Việc tích hợp không quá khó khăn với Kibo Commerce.
- Khả năng mở rộng và tùy chỉnh tính năng để phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Một vài trường hợp người dùng vẫn phải cần đến sự hỗ trợ đến từ những công cụ bên ngoài.
7. Spryker Commerce Cloud
Spryker Commerce Cloud là một giải pháp nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) với các API mở. Điều này giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng API của Spryker Commerce Cloud để kết nối với bất cứ công cụ nào nhằm tạo ra những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo.
Nếu bạn muốn kết nối với trợ lý ảo hoặc theo dõi số lượng các sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng hoặc đã bán ra, Spryker đều có thể hỗ trợ bạn những điều này. Vớ giải pháp Headless Commerce của Spryker, hành trình mua sắm của khách hàng trên các kênh online đều được thống nhất và quản lý tập trung tại hệ thống của Spryker.
8. Sapo
Sapo là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ Headless Commerce, mang đến giải pháp toàn diện cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam. Với nền tảng linh hoạt và dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác, Sapo giúp các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng trên mọi kênh bán hàng từ online đến cửa hàng.
Nhờ vào kiến trúc mở, Sapo Headless Commerce hỗ trợ bạn triển khai nhanh chóng các thay đổi mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại, đồng thời cho phép tích hợp dễ dàng với các công cụ quản lý kho, CRM, và hệ thống thanh toán và vận chuyển.
9. Fabric Commerce Platform
Công nghệ modular và headless của Fabric được tạo bởi những người tiên phong trong lĩnh vực thương mại điện tử để ưu tiên phục vụ các nhà bán lẻ thương mại điện tử. Fabric cung cấp giải pháp toàn diện để tạo ra trải nghiệm mua sắm hiện đại cho người tiêu dùng ngày nay, dựa trên giải pháp điện toán đám mây.
Nền tảng của Fabric cung cấp một bộ API và giải pháp thương mại toàn diện. Các sản phẩm bao gồm hệ thống phân phối quản lý đơn hàng (OMS), công cụ định giá và khuyến mãi (Offers), hệ thống quản lý thông tin sản phẩm, nền tảng thị trường dropshipping (Dropship).
10. Shopify Plus
Shopify Plus giúp thương hiệu xây dựng cửa hàng trực tuyến cho mọi thiết bị, tối ưu về tốc độ và khả năng mở rộng. Nó tách biệt hệ thống backend và giao diện người dùng, mang lại sự linh hoạt trong trải nghiệm mua sắm.
Nhà phát triển có thể sử dụng công cụ quen thuộc để nhanh chóng triển khai trong khi vẫn tùy chỉnh giao diện và trải nghiệm mua hàng. Phương pháp Headless của Shopify cho phép doanh nghiệp sáng tạo các giải pháp thương mại độc đáo, tuy nhiên, nó không phải là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh phức tạp.
10 cái tên được đề cập phía trên là đều là những đơn vị cung cấp giải pháp Headless Commerce hàng đầu hiện nay. Sự quan tâm của người dùng với giải pháp này đã cho chúng ta thấy được phần nào tầm ảnh hưởng của Headless Commerce đối với ngành TMĐT trong tương lai.
Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ về Headless Commerce, điều này là trở ngại khá to lớn khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm hài lòng khách hàng bằng những trải nghiệm thân thiện, đồng nhất trên các kênh bán hàng. Hãy luôn đặt tâm thế sẵn sàng trải nghiệm Headless Commerce bất cứ lúc nào, vì đó chính là chìa khóa thành công trong tương lai của các doanh nghiệp Việt Nam.