Khác với tiền điện, giá nước sinh hoạt sẽ có sự chênh lệch ở từng địa phương. Hôm nay, Chondungnhat sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền nước theo đồng hồ chuẩn xác!
Theo quy định của Nhà nước, giá nước sinh hoạt sẽ có sự chênh lệch ở từng địa phương. Liệu bạn đã biết giá tiền nước tại khu vực hiện đang sinh sống là bao nhiêu? Tại bài viết này, Chondungnhat sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền nước theo đồng hồ nhé!
1. Giá tiền nước sinh hoạt chi tiết
1.1. Giá nước áp dụng tại Hà Nội
Theo Quyết định 38/2013/QĐ-UBND, giá nước cho các hộ gia đình sinh sống tại Hà Nội (chưa tính thuế VAT và phí bảo vệ môi trường) được chia thành 4 mức theo thực trạng sử dụng:
- Mức 1: 5.973 đồng/m3 cho 10m3 đầu tiên sử dụng
- Mức 2: 7.052 đồng/m3 cho mức sử dụng từ 10 – 20m3
- Mức 3: 8.669 đồng/m3 cho mức sử dụng từ 20 – 30m3
- Mức 4: 15.929 đồng/m3 cho mức sử dụng từ 30m3 trở lên
Giá nước đối với các doanh nghiệp:
- Đơn vị dịch vụ công cộng: 9.955 đồng/m3/tháng
- Cơ quan hành chính: 9.955 đồng/m3/tháng
- Đơn vị sản xuất: 11.615 đồng/m3/tháng
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ: 22.068 đồng/m3/tháng
Giá nước đối với các hộ nghèo như sau:
- Mức 1: 3.600 đồng/m3 cho 10m3 đầu tiên sử dụng
- Mức 2: 4.500 đồng/m3 cho mức sử dụng từ 10 – 20m3
- Mức 3: 5.600 đồng/m3 cho mức sử dụng từ 20 – 30m3
- Mức 4: 6.700 đồng/m3 cho mức sử dụng từ 30m3 trở lên
1.2. Giá nước áp dụng tại TP.HCM
Giá nước cho các hộ gia đình hiện đang sinh sống tại TP.HCM:
- Mức nước sử dụng dưới 4m3/người/tháng: 6.700 đồng/m3
- Mức nước sử dụng từ 4 – 6m3/người/tháng: 12.900 đồng/m3
- Mức nước sử dụng trên 6m3/người/tháng: 14.400 đồng/m3
Giá nước đối với các doanh nghiệp:
- Cơ quan hành chính: 13.000 đồng/m3
- Doanh nghiệp sản xuất: 12.100 đồng/m3
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ: 21.300 đồng/m3
Giá nước áp dụng đối với các hộ nghèo:
- Mức nước sử dụng dưới 4m3/người/tháng: 6.300 đồng/m3
- Mức nước sử dụng từ 4 – 6m3/người/tháng: 12.900 đồng/m3
- Mức nước sử dụng trên 6m3/người/tháng: 14.400 đồng/m3
Lưu ý: Giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt nêu trên được công bố tại Quyết định 25/2019/QĐ-UBND và chưa bao gồm thuế VAT, phí bảo vệ môi trường (đối với nước thải sinh hoạt).
2. Cách tính tiền nước theo đồng hồ chuẩn xác
Ngày nay, giá nước sinh hoạt sẽ được tính bằng công thức tích lũy dựa theo bảng giá nước do Nhà nước quy định. Trước khi bắt tay vào tính tiền nước thì bạn cần xác định rõ nhóm đối tượng, nhu cầu sử dụng nước trong một tháng.
Ví dụ: Một gia đình có 4 người sinh sống tại Hà Nội chỉ dùng nước cho nhu cầu sinh hoạt như nấu nướng, giặt giũ, tắm rửa… thì trung bình mỗi tháng sẽ sử dụng hết khoảng 35m3 nước. Lúc này, áp dụng giá nước đã nêu trên thì hoá đơn tiền nước sẽ được tính cụ thể như sau:
- Bậc 1 = Giá nước sạch 10m3 đầu tiên: 5.973 x 10 = 59.730 đồng
- Bậc 2 = Giá nước sạch từ 10 – 20m3: 7.052 x 10 = 70.520 đồng
- Bậc 3 = Giá nước sạch từ 20 – 30m3: 8.669 x 10 = 86.690 đồng
- Bậc 4 = Giá nước sạch từ 30m3 trở lên: 15.929 x 5 = 79.645 đồng
Cộng tất cả lại ta được kết quả: 59.730 + 70.520 + 86.690 + 79.645 = 296.585 đồng. Theo quy định của Nhà nước, giá nước bán ra sẽ bao gồm:
- Giá bán nước sinh hoạt (chưa thuế): 296.585 đồng
- 5% thuế GTGT: tương đương 14.829 đồng
- 10% phí bảo vệ môi trường: 29.659 đồng
Cuối cùng ra tổng hóa đơn nước cần thanh toán cho nhà cung cấp là: 341.073 đồng.
3. Cách tính tiền nước phòng trọ mới nhất
Khác với tiền điện theo một công thức chung trên toàn quốc, giá tính tiền nước lại được áp dụng theo quy định riêng tại từng địa phương. Nếu bạn thuê nhà nguyên căn hoặc chung cư thì giá nước sinh hoạt sẽ được tính tương đương với một hộ dân cư và được tính theo công thức đã nêu ở mục 2.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, rất nhiều chủ trọ vẫn tính giá nước “trên trời” cho người thuê phòng. Nếu phát hiện khu trọ đang sinh sống thu tiền cao hơn mức quy định thì bạn có thể gửi đơn tố cáo cho các cấp chính quyền. Theo pháp luật hiện hành, chủ trọ có thể sẽ bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng và nộp lại số lợi bất hợp pháp đã chiếm đoạt từ người thuê trọ.
4. Tips tiết kiệm nước sạch hiệu quả
Tiết kiệm nguồn nước sạch cũng là một trong những biện pháp góp phần bảo vệ môi trường. Bạn có thể áp dụng các mẹo hay dưới đây như:
- Tái sử dụng nước: Bạn có thể sử dụng nước thải ra từ máy lọc hoặc nước rửa rau để tưới cây, xả bồn cầu. Hãy thử cách này và theo dõi sự thay đổi trong chu kỳ sử dụng nước của gia đình bạn nhé!
- Sử dụng các thiết bị máy giặt, máy rửa bát, bồn cầu có tính năng tiết kiệm nước: Đây được xem là phương pháp tiết kiệm nước vô cùng hiệu quả. Nhờ đó bạn vừa giảm thiểu việc lãng phí nước vừa tiết kiệm ngân sách sinh hoạt. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay các vòi nước trong gia đình thành dạng vòi sen hoặc vòi phun để đạt hiệu quả tiết kiệm 60% nước.
- Hình thành thói quen tiết kiệm nước cho bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ: Ý thức của con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiết kiệm nguồn nước. Những thói quen có thể xây dựng như khóa chặt vòi nước khi không sử dụng; mở vòi nước vừa phải khi rửa chén, rửa rau hay hạn chế tắm bồn…
- Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị sử dụng nước trong nhà: Thông thường, những thiết bị bị hỏng hóc sẽ khiến nước bị rò rỉ gây lãng phí. Trước đó, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn đồ dùng dự trữ để xử lý vòi nước một cách nhanh chóng, không gây ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt của gia đình.
- Tận dụng nguồn nước từ tự nhiên như nước mưa để tưới cây, lau nhà, rửa chén.