Cây trong nhà bếp không chỉ có công dụng trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian mà còn để khử mùi hôi khó chịu và xua đuổi côn trùng. Từ đó, giúp căn bếp luôn được tươi mát, thông thoáng. Đồng thời, bảo vệ sức khỏe cho các thành viên cho gia đình tốt hơn. Vậy nên lựa chọn trồng cây gì ở trong nhà bếp?
Trong bài viết dưới đây, Chondungnhat sẽ giúp bạn tổng hợp top những loại cây để trong phòng bếp có khả năng khử mùi và đuổi côn trùng hiệu quả nhất, đừng bỏ qua nhé!
1. Cây dây nhện
Cây dây nhện có tên khoa học là Chlorophytum comosum, còn được biết đến với những tên gọi khác như cỏ Lan Chi, cỏ nhện,… với nguồn gốc từ Châu Phi. Cây Dây Nhện là một dạng cây cỏ, mọc thành cụm, lá mềm, có viền xanh ở mép ngoài, kéo dài từ gốc tới ngọn, xen giữa đó là các sọc vàng. Theo phong thủy, cây dây nhện là biểu tượng của sự may mắn, an lành, sung túc cho gia chủ, nhất là những người mệnh Kim.
Đặc biệt, theo NASA, cây dây nhện có khả năng hấp thu mạnh mẽ khoảng 80% formaldehyde, 95% khí CO2, phenylethylene, benzen, được thải ra từ máy photocopy, máy in hay cả nicotine trong khói thuốc lá. Từ đó, giúp thanh lọc không khí, mang đến không gian trong lành, dễ chịu.
Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng, màu xanh có bên trong lá của cây dây nhện có thể giúp tăng thêm trí nhớ 20% và 10% hiệu quả công việc. Vì vậy, cây dây nhện thích hợp trồng tại nơi làm việc lẫn trong nhà.
2. Hành Tây
Hành Tây là loại thực phẩm vô cùng phổ biến, xuất hiện hầu hết ở căn bếp của mọi gia đình. Không chỉ có khả năng cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Mà bên trong hành tây còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa mạnh như allicin, với công dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm nguy hiểm, bao gồm cả E. coli và Salmonella – nguyên nhân chính gây ra hội chứng thương hàn ở ruột hay tan máu suy thận cấp,…
Chính vì thế, hành tây được gợi ý là loại cây để trong phòng bếp vì vừa mang đến bầu không khí trong lành, thoải mái, vừa giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế cảm cúm hay nghẹt mũi hiệu quả.
3. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay cây hổ vĩ là loại cây thân rễ có lá mọc ra trực tiếp từ gốc, màu xanh đậm, dày và cứng. Không chỉ mang ý giúp xua đuổi ma quỷ hay mang đến sự mạnh mẽ, quyết đoán và thành công hơn cho gia chủ.
Mà cây lưỡi hổ còn có khả năng hấp thụ đến 107 loại độc tố khác nhau, kể cả các chất gây ung thư, để tạo ra bầu không khí trong lành, thoáng đãng cho không gian phòng bếp nhà bạn.
4. Cây hương thảo
Cây hương thảo (ý nghĩa: “sương của biển”) có nguồn gốc từ bờ biển Địa Trung Hải, với tên khoa học là rosemary. Tùy theo từng địa phương mà cây hương thảo sẽ có những tên gọi khác nhau như cây dương chổi hay cây mê điệt,…
Là biểu tượng của sự trung thành, nên hương thảo được trồng trong nhà với mong muốn gắn kết các thành viên trong gia đình lại với nhau. Thêm vào đó, mùi hương dễ chịu của loài cây này khả năng lan tỏa cao.
Do đó, nhiều gia đình chọn cây hương thảo để trồng trong nhà bếp để thư giãn, loại bỏ căng thẳng, giúp tinh thần luôn được thoải mái, dễ chịu. Đồng thời, ngăn ngừa côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi xâm nhập vào căn bếp, giúp không gian luôn được sạch sẽ, thoáng đãng.
5. Cây bạc hà
Bạc hà được biết đến với tên khoa học là Mentha arvensis L., là loại cây thân mềm, sống lâu năm, lá có hình răng cưa. Bạc hà là loại thực phẩm phổ biến, được sử dụng phổ biến trong rất nhiều món ăn trong căn bếp của các gia đình Việt.
Mùi thơm nhẹ từ cây bạc hà được biết đến với khả năng khử khuẩn vô cùng tốt. Ngoài ra, loại cây này còn khá dễ trồng, có thể sinh trưởng và phát triển ở những nơi có độ ẩm thấp. Do đó, không có gì lạ khi bạc hà trở thành sự lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình khi lựa chọn cây để trong phòng bếp.
6. Các loại cây chứa tinh dầu
Những loại cây chứa tinh dầu chẳng hạn như húng quế, rau thơm,… có công dụng đuổi loài muỗi, côn trùng,… cực kỳ hiệu quả. Do đó, khi trồng những loại cây này trong nhà, những thành viên trong gia đình sẽ phòng tránh được những căn bệnh có hại do côn trùng hay muỗi mang đến.
7. Cây nha đam
Nha đam còn được biết đến với tên cây lô hội, khoa học gọi là là Aloe Vera. Ngày nay, cây nha đam có tổng thảy hơn 420 loại khác nhau. Chúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp khi có hiệu quả trị bỏng, trầy do, cải thiện da khô,… Ngoài làm đẹp thì cây nha đam còn đóng vai trò hấp thụ những chất độc có trong không khí như CO2, SO2, C2,…
Đồng thời thải ra oxy để tăng cường lượng khí oxy có trong nhà bếp. Nhờ thế, không gian nhà ở của bạn luôn được trong lành, thoáng mát suốt cả ngày.
8. Cây hoa nhài
Cây hoa nhài, còn được gọi là hoa lài, trong khoa học có tên là Jasminum. Loài cây này có xuất xứ từ khu vực Tây Nam và Nam Á. Ở Việt Nam, cây hoa nhài được trồng khá phổ biến vì mang đến mùi thơm ngọt dịu nhẹ.
Do đó, gian nhà hoặc gian bếp của bạn được khử mùi hiệu quả, tinh thần từ đó cũng được thư giãn và thoải mái hơn. Ngoài ra, hoa nhài còn được trồng trong vườn như cây cảnh hay dùng để pha trà, làm nước hoa hay làm thơm thức ăn.
9. Cây xô thơm
Cây xô thơm, hay còn gọi là hoa xô hoặc cây xô, có tên khoa học là Sage. Loài cây này được phát hiện ở vùng Địa Trung Hải. Trong văn hóa ẩm thực của phương Tây và Trung Đông, cây xô thơm được sử dụng khá phổ biến vì đem đến hương vị cay nhẹ, nồng ấm xen lẫn chút đắng và mùi hương man mác đầy hoang dại.
Ngoài công dụng trên, cây xô thơm còn là một trong những loài cây để trong phòng bếp với khả năng hút mùi khá tốt, nhất là đuổi được côn trùng.
10. Cây húng quế
Húng quế còn được biết đến với những tên gọi khác rau é, é quế, húng chó, hương thái,… Cây có tên khoa học là Ocimum basilicum, là loại rau mang mùi hương dễ chịu nên được dùng làm gia vị trong nhiều món ăn.
Bên cạnh đó, cây cũng đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm tiết mồ hôi, trị cảm, trị chứng khó tiêu, đầy bụng,… Mùi hương của húng quế cũng có công dụng khử mùi nên được trồng phổ biến trong bếp để thanh lọc không khí, xua đuổi côn trùng.
Trong quá trình lựa chọn và trồng cây để trong phòng bếp, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nếu trồng ở trong nhà, bạn nên chọn những loại cây thích nghi tốt trong điều kiện kín, ưa bóng râm,…
- Cần thường xuyên chăm sóc cho cây như cắt tỉa cành, loại bỏ lá héo, đem cây ra ngoài ánh nắng để quang hợp,…
- Chọn mua những loại cây phù hợp với ngân sách của bạn.
- Nếu không có sẵn chậu cây nhỏ, giải pháp cho bạn là sử dụng hũ nhựa thường đựng thực phẩm để thay thế.
Bài viết đã gợi ý những loại cây để trong phòng bếp thích hợp để không gian thêm thoáng mát, trong lành. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Chondungnhat sẽ giúp bạn cũng như những thành viên trong gia đình sẽ có một không gian sống thật tươi mát nhé!