Trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không nên uống nước gì? Trong bài viết này, hãy cùng Chondungnhat tìm hiểu để biết cách bảo vệ cơ thể mình nhé!
Do thói quen sinh hoạt kém mà ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ngày càng tăng cao. Trong đó, nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm câu hỏi trào ngược dạ dày nên uống nước gì và không nên uống nước gì để bệnh nhanh khỏi? Trong bài viết này, hãy cùng Chondungnhat tìm hiểu câu trả lời nhé!
Hiểu rõ về trào ngược dạ dày – thực quản
Trước khi giải đáp câu hỏi trào ngược dạ dày nên uống gì và không nên uống gì, bạn cần hiểu rõ về bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Trào ngược dạ dày là bệnh lý mà axit dịch vị cùng với thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản – ngược lại với đường tiêu hoá bình thường.
Dịch vị với pH thấp sẽ gây tổn thương tế bào niêm mạc ở thực quản và nguy hiểm nhất là nguy hiểm hình thành barrett thực quản cho đến ung thư thực quản.
Ngoài ra, người bệnh trào ngược dạ dày – thực quản còn thường xuyên bị làm phiền bởi những triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nôn, đau tức thượng vị,…
Bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì để nhanh khỏi?
Trong giai đoạn đầu hay những tình trạng bệnh nhẹ, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân điều chỉnh thói quen sinh hoạt thường nhật để đẩy lùi bệnh trào ngược dạ dày. Trong đó, việc ăn uống đúng cách đóng vai trò rất quan trọng. Vậy bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì?
Nước lọc
Nước lọc chắc chắn là một sự lựa chọn an toàn và tiết kiệm nhất. Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày uống đủ nước một ngày cũng giúp cân bằng lại pH dạ dày do axit dịch vị dư thừa gây ra.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống các loại nước khoáng có kiềm để trung hòa lượng axit dịch vị dư thừa, cải thiện tình trang bệnh. Lưu ý bạn nên chia nhỏ lượng nước uống trong ngày và uống ở mức vừa đủ, khoảng 2 – 3 lít mỗi ngày.
Các loại nước ép trái cây
Nước ép, nước trái cây các loại không chỉ giàu vitamin và giúp bạn đẹp da mà còn có lợi cho bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Dưới đây là một số món nước trái cây bạn có thể tham khảo:
- Nước dừa tươi: Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và thành phần khoáng chất như kali, magie,… có tác dụng giảm tiết axit dịch vị và cân bằng pH dạ dày. Tuy nhiên lưu ý rằng người bệnh tiểu đường thì không nên uống nước dừa quá nhiều. Người bệnh cao huyết áp, phụ nữ mang thai cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa.
- Nước ép cà rốt: Cà rốt chứa rất nhiều vitamin C, A và K,… có tác dụng chống viêm tốt. Vì thế nước ép cà rốt là một loại thức uống không nên bỏ qua khi bị trào ngược dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp một số loại hoa quả như táo, dứa để ép cùng với cà rốt.
- Nước ép từ lá bạc hà: Nếu người bệnh trào ngược dạ dày có dấu hiệu buồn nôn và cảm giác nghẹn ứ ở cổ họng thì có thể thử dùng nước ép từ lá bạc hà nguyên chất.
Nước muối ấm
Nước muối ấm không chỉ là thức uống giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày mà còn giúp bạn bổ sung chất điện giải, bổ sung khoáng và bù nước.
Khi dùng nước muối ấm cho người trào ngược dạ dày, bạn cần lưu ý pha loãng muối ở mức vừa phải. Công thức gợi ý là 1 – 2 muỗng cà phê muối pha với 350ml nước sôi, khuấy đều cho muối tan hết, để nguội rồi uống từ từ. Kiên trì dùng nước muối ấm một thời gian, bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ cảm nhận các triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Các loại trà thảo dược
Trong dân gian từ xa xưa ông bà ta đã biết cách tận dụng các loại thảo dược để làm nguyên liệu điều trị bệnh dạ dày. Với bệnh trào ngược dạ dày theo Đông Y nên chọn các loại trà từ nguyên liệu có tác dụng giảm chướng khí, đẩy lùi cảm giác ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn,…
Một số loại trà thảo dược đơn giản, dễ làm mà bạn có thể tham khảo:
- Trà gừng: Gừng là một loại dược liệu có tính cay nóng cùng hàm lượng tinh dầu có tác dụng điều trị hiệu quả những triệu chứng ở đường tiêu hoá như ợ nóng, ợ chua,…Cách pha trà gừng thì rất đơn giản, bạn chỉ cần đun sôi nước rồi cho 3 – 4 lát gừng tươi vào, tiếp tục đun trong khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp. Trà gừng bạn nên uống khi còn nóng để phát huy hết tác dụng của nó.
- Trà cam thảo (hoặc cam thảo bắc): Cam thảo là một loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá và cải thiện sức khoẻ tiêu hoá. Thông thường trong các bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày, bạn dùng khoảng 1 – 2g rễ cam thảo khô để hãm với nước sôi, uống từng ngụm và lưu ý uống khi trà còn nóng.
- Trà hoa cúc: Đây được xem là loại trà rất thông dụng và có lợi cho sức khỏe. Bạn cũng có thể dùng trà hoa cúc như một bài thuốc để chữa trào ngược dạ dày thực quản. Khi hãm trà, hãy cho hoa cúc và cam thảo vào và thưởng thức. Món thức uống này giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá và tăng cường sức khỏe.
Người bệnh trào ngược dạ dày không nên uống nước gì?
Bên cạnh trả lời được câu hỏi người bị trào ngược dạ dày nên uống nước gì thì bạn cũng cần nắm rõ một số loại nước không tốt cho bệnh trào ngược axit dạ dày.
Vậy nên nếu đang bị rối loạn tiêu hoá hay trào ngược dạ dày – thực quản, bạn nên hạn chế dùng những loại đồ uống sau:
- Thức uống có gas.
- Thức uống có vị chua (Vì chúng thường chứa nhiều axit).
- Cafe, trà hay những chất kích thích khác.
Trào ngược dạ dày thì rất khó chịu và khó để kiểm soát nếu bạn không có chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy nên Chondungnhat hy vọng bài viết với chủ đề trào ngược dày nên uống nước gì và không nên uống nước gì này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị và đẩy lùi bệnh.