Các yêu cầu sản xuất trái cây theo hướng Organic mới nhất

Các yêu cầu sản xuất trái cây theo hướng Organic mới nhất

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ là hoạt động góp phần gia tăng giá trị cũng như chất lượng của sản phẩm, giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu cũng như mang đến sản phẩm sạch cho người dùng. Để tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn sản xuất trái cây hữu cơ, mời các bạn cùng theo dõi bài viết hôm nay nhé!

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là loại chứng nhận giúp khẳng định sản phẩm đó hữu cơ, dựa vào thành phần đã đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ mà sẽ cấp chứng nhận tương ứng với từng cấp.

Loại chứng nhận này ra đời nhằm kiểm chứng mức độ an toàn, độ sạch của thực phẩm. Trong đó, mỗi loại tiêu chuẩn chứng nhận hữu cơ đều được đưa ra các yêu cầu khác nhau và rất nghiêm ngặt từ nước, vùng đệm, giống, sự đa dạng sinh học, vật liệu, thành phần hữu cơ, đầu vào hữu cơ theo quy định.

Chứng nhận hữu cơ
Chứng nhận hữu cơ ra đời nhằm kiểm chứng mức độ an toàn, độ sạch của thực phẩm

Trái cây hữu cơ là gì?

Trái cây hữu cơ được xem là thực phẩm hữu cơ, hầu hết mọi người đều hiểu rõ được những lợi ích cùng với ý nghĩa và tầm quan trọng của thực phẩm này đối với sức khỏe của người dùng

Theo đó, trái cây hữu cơ là những loại hoa quả không sử dụng các chất không tốt cho thực phẩm như:

  • Hormone để kích thích sự tăng trưởng.
  • Hóa chất nhân tạo (phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất bảo quản,… ).
  • Kháng sinh/ sinh vật biến đổi gen.

Quá trình sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ cần phải thực hiện trong hệ sinh thái đảm bảo, cách xa các nhà máy công nghiệp, các chất độc tự nhiên thấp, quốc lộ hay tạo vùng đất nền và nguồn nước dư lượng kim loại. Đặc biệt, nguồn nước được sử dụng để tưới phải là nước giếng sạch và không được dùng nước sông.

Trái cây hữu cơ không sử dụng các chất không tốt cho thực phẩm
Trái cây hữu cơ là những loại hoa quả không sử dụng các chất ảnh hưởng xấu đến thực phẩm

Lý do trái cây được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ được ưa chuộng

Hiện nay, khi đời sống ngày càng phát phát triển mọi người ai cũng đều mong muốn được sử dụng các sản phẩm an toàn, nên việc sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ được rất nhiều người tin tưởng sử dụng nhờ:

Mang đến độ tươi ngon

Hàm lượng dinh dưỡng, vitamin cùng với khoáng chất có trong các loại trái cây hữu cơ cao hơn 15 % so với các loại trái cây thông thường khác. Bên cạnh đó, do không chứa chất bảo quản nên loại trái cây sẽ bán trong thời gian ngắn nhằm đảm bảo tốt cho sức khỏe cũng như tươi ngon hơn.

Trái cây hữu cơ mang đến độ tươi ngon
Hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất của trái cây hữu cơ cao hơn 15 % so với loại thông thường

Tốt cho sức khỏe

Việc sử dụng trái cây hữu cơ hằng ngày giúp hạn chế được những rủi ro như bị ngộ độc trái cây hoặc việc dung nạp một số chất độc từ trái cây có thuốc trừ sâu, đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về sau.

Sử dụng trái cây hữu cơ đảm bảo cho sức khỏe
Việc sử dụng trái cây hữu cơ hằng ngày giúp đảm bảo cho sức khỏe

Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Phần lớn đối với các loại trái cây bình thường đều sẽ có bị tiêm các chất biến đổi gen, còn đối với trái cây hữu cơ lại không. Theo như một nghiên cứu tổng hợp đến từ 343 nghiên cứu về sự khác nhau của các sản phẩm thông thường với sản phẩm hữu cơ chỉ ra chất chống oxy hóa có trong các sản phẩm hữu cơ sẽ nhiều hơn từ 1 đến 2 lần so với sản phẩm thông thường.

Yêu cầu khi sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ

Yêu cầu khi sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ cần đảm bảo đầy đủ những điều sau:

  • Nơi sản xuất ra trái cây hữu cơ cần được cách ly khỏi các nguồn ô nhiễm.
  • Nguồn nước được sử dụng trong canh tác cần phải là nguồn nước sạch, tránh bị ô nhiễm.
  • Cấm sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo trừ sâu, bảo vệ thực vật, chất tổng hợp kích thích sinh trưởng.
  • Không được sử dụng phân người, phân ủ làm từ rác thải trong đô thị,.
  • Đối với phân động vật được lấy từ bên ngoài trang trại cần được ủ nóng trước khi sử dụng trong việc canh tác hữu cơ.
  • Chỉ được sử dụng nguồn lực là các nông dân đã có đăng ký với PGS cũng như được PGS chấp thuận.
  • Không được phép sử dụng các túi, vật đựng, chất bị cấm trong canh tác hữu cơ để tiến hành vận chuyển hoặc cất giữ sản phẩm hữu cơ.
  • Cấm được sử dụng tất cả vật tư đầu vào chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs.
  • Không được sản xuất song song, các loại cây trồng trong ruộng hữu cơ không được giống với các cây trồng có trong ruộng thông thường.
  • Không được đốt cành cây, rơm rạ, trừ phương pháp du canh truyền thống.
  • Trường hợp ruộng gần kề có sử dụng những chất bị cấm trong việc canh tác hữu cơ theo quy định, ruộng hữu cơ cần có một vùng đệm nhằm ngăn cản sự xâm nhiễm đến từ các chất hóa học của ruộng bên cạnh.
  • Các loại cây trồng ngắn ngày cần được sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ một cách trọn vẹn theo một vòng đời từ khi làm đất cho đến thu hoạch, sau khi đã thu hoạch có thể được bán với tư cách là sản phẩm hữu cơ.
Yêu cầu sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ
Quá trình sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ phải đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu

Yêu cầu về việc dán nhãn chứng nhận sản phẩm hữu cơ

Sau khi thực hiện sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ, khi dán nhãn chứng nhận cũng cần đáp ứng những yêu cầu như:

  • Đối với sản phẩm có chứa 100 % thành phần có cấu tạo là hữu cơ sẽ được công bố sản phẩm 100 % là hữu cơ (được tính theo khối lượng với chất rắn hoặc được tính theo thể tích với chất lỏng), không tính muối và nước.
  • Chỉ được công bố sản phẩm là hữu cơ nếu sản phẩm có chứa từ 95 % là thành phần có cấu tạo hữu cơ. Đối với các thành phần còn lại có thể xuất phát từ nguồn gốc nông nghiệp/ phi nông nghiệp nhưng không được là thành phần biến đổi gen, được chiếu xạ hoặc đã qua xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến.
  • Chỉ được công bố sản phẩm được sản xuất với các thành phần hữu cơ, chế biến từ các thành phần hữu cơ, chứa các thành phần hữu cơ, có chứa từ 70 % thành phần hữu cơ.
  • Sản phẩm không được ghi nhận là hữu cơ hoặc được sản xuất bởi các thành phần hữu cơ, có chứa các thành phần hữu, chế biến từ thành phần hữu cơ,… hoặc việc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với các sản phẩm có chứa thành phần cấu tạo hữu cơ dưới 70 %. Tuy nhiên, với thành phần cấu tạo này cũng có thể được sử dụng cụm từ “hữu cơ”.
Yêu cầu về việc dán nhãn chứng nhận sản phẩm hữu cơ
Sau khi đã sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ, khi dán nhãn cùng cần đáp ứng yêu cầu

Lời kết

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin nhằm giúp bạn biết rõ hơn về việc sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn hữu cơ cũng như lợi ích và ý nghĩa của nó mang lại. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác hơn về các sản phẩm trái cây hữu cơ hiện nay. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *