Cách giảm tối đa sản phẩm lỗi trong sản xuất

Cách giảm tối đa sản phẩm lỗi trong sản xuất

Trong hành trình phát triển kinh doanh, việc quản lý chất lượng sản phẩm không chỉ là một thách thức mà còn là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng uy tín và lòng tin từ phía khách hàng. Vì vậy, giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất chính là vấn đề hàng đầu mà các nhà quản lý chất lượng quan tâm. Hiểu được điều đó, trong bài viết này sẽ chia sẻ cách giúp các doanh nghiệp đưa ra chiến lược hiệu quả để khắc phục sản phẩm lỗi hiệu quả.

Thiệt hại của doanh nghiệp khi xuất hiện nhiều sản phẩm lỗi 

Sản phẩm lỗi (hay hàng lỗi) trong sản xuất còn được biết tới với thuật ngữ NG (viết tắt của “No Good” hoặc “Not Good”), dùng để chỉ các sản phẩm không đạt chất lượng, không đáp ứng được tiêu chuẩn về đặc điểm kỹ thuật đặt ra. Sản phẩm bị lỗi khi được phát hiện sẽ được yêu cầu thu hồi hoặc trả lại.

Sản phẩm lỗi làm giảm năng suất sản xuất của doanh nghiệp

Sản phẩm lỗi làm giảm năng suất sản xuất của doanh nghiệp

Tình trạng sai lỗi sản phẩm diễn ra liên tục sẽ gây ra một loạt các thiệt hại cho doanh nghiệp, ảnh hưởng không chỉ đến danh tiếng mà còn đến khả năng sinh lời và mối quan hệ với khách hàng. Dưới đây là những thiệt hại mà sản phẩm lỗi có thể gây ra cho doanh nghiệp: 

  • Gây tổn thất tài chính và giảm hiệu quả kinh doanh: Thông thường, sản phẩm bị lỗi sẽ không thể đưa đi tiêu thụ được, hoặc doanh nghiệp phải giảm giá để mới có thể bán được sản phẩm. Điều này sẽ gây thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chỉ số kinh doanh như lợi nhuận biên, tỷ lệ ROI (Return on Investment) cũng bị giảm do các chi phí không mong muốn.
  • Giảm năng suất sản xuất: Sản phẩm lỗi nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy dây chuyền sản xuất đang gặp sự cố. Doanh nghiệp sẽ phải tạm dừng dây chuyền để kiểm tra, sửa chữa, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất chung. Ngoài ra, khi xuất hiện sản phẩm lỗi, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thêm công đoạn kiểm tra chất lượng hoặc tái chế. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến năng suất và tạo ra gián đoạn trong quy trình sản xuất.
  • Tăng chi phí sản xuất: Quá trình thu hồi và xử lý hàng lỗi tốn nhiều chi phí liên quan từ đó làm tăng chi phí sản xuất. Chi phí để thu hồi sản phẩm lỗi bao gồm chi phí thay thế, sửa chữa bảo hành và liên lạc với khách hàng. Chi phí xử lý hàng lỗi có thể bao gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao máy móc thiết bị,…
  • Gây thiệt hại uy tín của doanh nghiệp: Hàng lỗi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, khiến sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Điều này có thể khiến khách hàng mất niềm tin vào doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Các nguyên nhân gây ra sản phẩm lỗi

Sự xuất hiện của sản phẩm lỗi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

Tổng hợp nguyên nhân gây ra sản phẩm lỗi

Tổng hợp nguyên nhân gây ra sản phẩm lỗi

Quy trình sản xuất thiếu chặt chẽ

Nếu quy trình sản xuất không được kiểm soát chặt chẽ hoặc không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, thành phẩm cuối cùng có thể mắc phải nhiều lỗi. Sự thiếu sót trong quá trình theo dõi, đánh giá và điều chỉnh quy trình sản xuất cũng có thể là nguyên nhân gây ra sản phẩm lỗi. Nếu quy trình kiểm tra chất lượng không được thực hiện đầy đủ và hiệu quả, sản phẩm lỗi có thể vượt qua quá trình kiểm tra mà không bị phát hiện và loại bỏ khỏi lô hàng.

Nguyên liệu kém chất lượng

Sử dụng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy, gây ra tình trạng sai lỗi sản phẩm. Nếu nguyên liệu đầu vào không đạt yêu cầu thì ngay cả khi quy trình sản xuất được thực hiện đúng quy cách, chất lượng cuối cùng của sản phẩm vẫn có thể bị ảnh hưởng.

Không bảo trì, kiểm tra máy móc thường xuyên

Sự thiếu sót trong việc bảo trì, kiểm tra và điều chỉnh máy móc – thiết bị sản xuất có thể dẫn đến sản phẩm lỗi. Nếu máy móc gặp trục trặc, ngừng hoạt động giữa chừng hoặc hoạt động không đúng chức năng định sẵn, sản phẩm cuối cùng có thể bị ảnh hưởng, tạo ra sản phẩm lỗi.

Công nhân thiếu kỹ năng, chuyên môn

Công nhân không đủ kỹ năng hoặc chưa được đào tạo bài bản về quy trình, nghiệp vụ sẽ dễ gây ra sai sót trong quá trình sản xuất, dẫn đến sản phẩm bị lỗi. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện nay chưa chú trọng đảm bảo nhân sự được đào tạo và hỗ trợ đầy đủ trong quá trình lao động sản xuất.

Giải pháp giảm sản phẩm lỗi trong sản xuất

Giải pháp giảm thiểu lỗi trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện thông qua các biện pháp sau:

Để giảm số lượng hàng lỗi, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp cải tiến chất lượng như Kaizen

Để giảm số lượng hàng lỗi, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp cải tiến chất lượng như Kaizen

  1. Duy trì bảo trì đều đặn: Doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện lịch trình bảo trì hệ thống sản xuất thường xuyên; kiểm tra định kỳ các máy móc, quy trình sản xuất và kết quả sản phẩm cuối cùng để ngăn chặn sự cố cũng như phát hiện kịp thời sản phẩm lỗi.
  2. Hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp: Tăng cường mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu ổn định. Đây là cách giúp doanh nghiệp giảm thiểu nguy cơ hình thành sản phẩm lỗi ngay từ những khâu ban đầu.
  3. Nâng cao chất lượng công nhân: Để hạn chế những sai lỗi do con người gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp nên tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn của nhân sự, đồng thời phổ biến nội quy công nhân cần tuân thủ trong quá trình sản xuất.
  4. Áp dụng phương pháp Kaizen (Cải tiến liên tục): Phương pháp Kaizen sử dụng công cụ 5S để phân tích lỗi, nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra các phương pháp cải tiến có thể áp dụng để giảm thiểu sản phẩm lỗi. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp này sẽ giúp dây chuyền sản xuất ngày một tối ưu tiến tới hiệu quả cao nhất, loại bỏ các lỗi hình thành sản phẩm lỗi. 
  5. Sử dụng công nghệ tự động hóa tiên tiến: Để giảm sản phẩm lỗi, doanh nghiệp nên áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất. Các ứng dụng của Công nghệ 4.0 như AI, Robot, IoT và mô hình máy học dựa trên dữ liệu có thể được triển khai để thay thế các quy trình thủ công, từ đó giảm thiểu lỗi do con người gây ra, đồng thời tăng cường tự động hóa quy trình sản xuất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *