Cách phân biệt điện 3 pha với các dòng điện khác

Cách phân biệt điện 3 pha với các dòng điện khác

Hiện nay, dòng điện 3 pha được sử dụng phổ biến trong điện dân dụng và điện công nghiệp. Nó giúp cho việc tính toán và vận hành công suất hoạt động máy trở nên dễ dàng và tránh được các hao tốn lớn về điện năng. Vậy điện 3 pha là gì? Khác biệt như thế nào so với các dòng điện khác? Cùng với Chondungnhat tham khảo bài viết dưới đây nhé.

1. Nguồn điện 3 pha là gì? Đặc điểm của điện 3 pha

Nguồn điện 3 pha có cấu tạo gồm: 3 dây nóng (dây pha) và 1 dây trung tính (dây nguội). Loại dây này thường được thể hiện trong 2 dạng cấu hình đó là: kết nối sao hoặc kết nối tam giác. 

Giống với dòng điện 1 pha, dòng điện 3 pha ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực không giống nhau. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế cũng như khả năng đầu tư về mặt công nghệ.

nguon dien 3 pha la gi

Nguồn điện 3 pha tạo ra hai trị số điện áp khác nhau: điện áp dây và điện áp pha, do đó rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng điện. Hơn nữa, việc truyền tải điện năng bằng mạch điện 3 pha tiết kiệm được dây dẫn hơn là dùng dòng điện 1 pha.

2. Lợi ích khi sử dụng điện 3 pha

Nguồn điện 3 pha có một số lợi ích như:

  • Truyền tải điện năng tiết kiệm hơn giúp tối ưu chi phí cho doanh nghiệp.
  • Giúp cho việc lắp đặt dễ dàng hơn nhờ có cấu tạo đơn giản.
  • Ưu việt hơn so với dòng điện 1 pha sử dụng trong gia đình.
  • Sử dụng được cho cả mạng lưới điện gia đình và công nghiệp, nhưng để sử dụng cho gia đình thì cần có thêm ổn áp.

3. Phân biệt dòng điện 1 pha, 2 pha và 3 pha

  Dòng điện 1 pha Dòng điện 2 pha Dòng điện 3 pha 
Định nghĩa Là các dòng điện được cấu tạo bởi 2 loại dây chính, bao gồm: 1 dây nóng và 1 dây lạnh. Còn có thể gọi hai loại dây đó là dây lửa và dây mát. Loại này có 2 dây nóng và không sử dụng dây trung tính. Về cơ bản, các nguồn điện 2 pha sẽ sử dụng 2 dây pha nóng bất kỳ và đấu vào đầu vào. Gồm 3 dây nóng và 1 dây lạnh. Mạch điện sẽ là một hệ thống, nguồn tác động là nguồn 3 pha. Nguồn 3 pha gồm 3 nguồn một pha hợp lại với nhau.
Hiệu điện thế Tại Việt Nam, hiệu điện thế dòng điện 1 pha ở giữa hai đầu dây vào mức 220V.

Tuy nhiên ở một số quốc gia khác như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan thì điện áp 1 pha sẽ được định theo mức thấp hơn: 100V, 110V, 120V.

Đầu ra của 2 dây đều là các loại dây nóng. Tuy nhiên, trong đó sẽ có 1 dây có trị số cực kỳ thấp. Hiệu điện thế sẽ từ khoảng 3V – 5V. Chính vì thế, chúng vẫn có thể tạo ra hiệu điện thế U=220V dùng cho các loại thiết bị điện 1 pha. Điện 3 pha ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau:

  • 380V/3F: Việt Nam
  • 220V/3F: Mỹ
  • 200V/3F: Nhật Bản.
Đối tượng sử dụng Chủ yếu là sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Đặc biệt, chuyên cho các loại thiết bị điện nhỏ, không quá hao phí về mặt điện năng cơ bản. Sử dụng cho các thiết bị có điện áp 1 pha. Được dùng để truyền tải, sản xuất công nghiệp, giải quyết các vấn đề hao tổn điện năng.

Hiện nay, có nhiều gia đình đã lắp đặt hệ thống điện 3 pha sẵn, trong đó có lắp đặt thêm một ổn áp 3 pha để lấy đầu ra 220V phục vụ cho sinh hoạt.

4. Điện 3 pha giá bao nhiêu tiền?

Dòng điện áp từ 22kV trở lên Dòng điện áp từ 6kV đến dưới 22kV Điện áp dưới 6kV
Khung giờ bình thường: 2.442 VNĐ

  • Giờ thấp điểm: 1.361 VNĐ
  • Giờ cao điểm: 4.251 VNĐ.
Giờ bình thường: 2.629 VNĐ

  • Giờ thấp điểm: 1.547 VNĐ
  • Giờ cao điểm: 4.400 VNĐ.
Giờ bình thường: 2.666 VNĐ

  • Giờ thấp điểm: 1.622 VNĐ
  • Giờ cao điểm: 4.587 VNĐ.

5. Cách đo điện 3 pha và số V ở điện 3 pha

Để đo và kiểm tra điện 3 pha chính xác nhất, người ta thường sử dụng đồng hồ vạn năng và thực hiện ở đầu vào của công tắc kết nối hoặc đầu cuối của dây cung cấp nguồn.

  • Bước 1: Điều chỉnh núm vặn tới thang đo AC (mức điện áp khoảng 700V) hoặc tới ký hiệu V~ (tùy loại đồng hồ). Nên sử dụng đồng hồ VOM có chức năng True RMS hoặc loại được trang bị dải đo điện AC lớn để có độ chính xác cao nhất. Lưu ý: để đo điện 3 pha cần chọn phạm vi điện áp phù hợp với thiết bị cần kiểm tra.

cach do dien 3 pha

  • Bước 2: Cắm đầu dò màu đen của đồng hồ vạn năng vào cổng COM, đầu dò màu đỏ vào chân V. Sau đó, đặt đầu dò màu đen trên dây nối đất hoặc thiết bị đầu cuối và đầu dây màu đỏ đặt lên dây nóng. Lúc này, bạn sẽ được kết quả đo điện áp pha 1. Lưu ý: Trong quá trình kiểm tra không được chạm tay vào mạch điện hoặc phần kim loại của que đo.
  • Bước 3: Đầu dò màu đen giữ nguyên trên dây nối đất, đầu dò màu đỏ đặt lên dây nóng thứ 2 sẽ được kết quả mức điện áp ở pha 2.
  • Bước 4: Tiếp tục đặt đầu dò màu đen trên dây nối đất, di chuyển đầu dò màu đỏ sang dây nóng thứ 3 sẽ được kết quả là điện áp pha 3.

Hiện nay, có 3 giá trị được 3 pha là:

  • Việt Nam áp dụng dòng điện 380V/3F. 
  • Mỹ áp dụng dòng điện 220V/3F.
  • Nhật Bản áp áp dụng dòng điện 200V/3F.

6. Tổng kết

Dòng điện 3 pha thường được sử dụng trong hệ thống điện công nghiệp, giúp các thiết bị điện công suất lớn hạn chế tối đa lãng phí điện năng. Điện 3 pha có số V lên đến 380V nên độ nguy hiểm của nó sẽ cao hơn nhiều so với các dòng điện khác. Do đó, bạn phải thật thận trọng trong quá trình lắp đặt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *