Cách xử lý chỉ số tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước thải

Cách xử lý chỉ số tổng chất rắn hòa tan TDS trong nước thải
Xử lý TDS có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi TDS là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng nguồn nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Chỉ số TDS là gì?

TDS là viết tắt của cụm từ “Total Dissolved Solids”, tạm hiểu là tổng chất rắn hòa tan. Hiểu một cách đơn giản, TDS chính là chỉ số cho phép bạn xác định tổng lượng ion tích điện đang tồn tại trong nước. 
 
Trong đó bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan, Cation, Anion hòa tan. Do đó, mọi thứ đang tồn tại trong nước, trừ các phân tử nước tinh khiết và chất rắn lơ lửng đều là một thành phần của TDS.
 
Cách xử lý TDS chính là giải pháp dùng để loại bỏ tổng chất rắn hòa tan đang tồn tại trong nước thải công nghiệp,  nước thải sinh hoạt. Từ đó, giúp chúng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận.

Các loại TDS trong nước thải

Trên thực tế, trong nước thải có chứa rất nhiều thành phần TDS. Tuy nhiên, chúng bao gồm 4 nhóm cơ bản như sau:
  • Khoáng chất: Khoáng chất  hoà tan trong nước xả thải khá đa dạng, trong đó phải kể đến như Magie, Canxi, Kali…
  • Muối: Lượng muối trong nước thải cao và không thể xử lý sẽ không thể tận dụng được để ứng dụng trong các lĩnh vực khác.
  • Kim loại hòa tan: Nồng độ kim loại hòa tan khi xả ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
  • Chất hữu cơ: Các chất này không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, gây mùi hôi mà còn ô nhiễm môi nhiễm môi trường. Do đó, cần xử lý thông qua bể sinh học trong hệ thống xử lý nước xả thải.

Cách xử lý TDS trong nước thải

Theo nghiên cứu của nhà môi trường học, hàm lượng tổng chất rắn hòa tan TDS cao thường xuất hiện tại trong nước xả ra của các cơ sở công nghiệp, chế biến thực phẩm, lĩnh vực hóa dầu và dầu khí.
 
Một số giải pháp cơ bản như sau:
  • Phương pháp vật lý.
  • Phương pháp hóa học.
  • Phương pháp xử lý sinh học.

Lưu ý khi lựa chọn phương pháp xử lý TDS

Các phương pháp hóa học và vật lý trong xử lý TDS của nước thải được áp dụng chủ yếu trong giai đoạn tiền xử lý. Quá trình này có thể loại bỏ được hàm lượng TDS tương đối cao.
Sau giai đoạn tiền xử lý, TDS còn sót lại có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học. Quá trình này sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng hiệu quả xử lý tạp chất, có thể loại bỏ được tối đa hàm lượng Nito, Cacbon, Phốt pho…
Việc thiết kế hệ thống xử lý TDS phụ thuộc vào đặc tính của nước, khả năng cân bằng của môi trường nguồn nước. Đồng thời, xác định mức độ dao động TDS trong các thời kỳ.
 
Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia SKY Water về xử lý TDS trong nước thải. Mong rằng những thông tin chúng tôi mang lại đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các giải pháp này và lựa chọn được phương pháp nâng cao chất lượng nước.
Đừng quên liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm thật nhiều thông tin hữu ích về các quy trình xử lý nước xả thải hiện đại nhất hiện nay.
 

———————————————————————
CỔNG THÔNG TIN VỀ LỌC NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC
Chondungnhat.com chuyên cung cấp thông tin về Công nghệ, Thiết bị lọc nước Dân dụng và Công nghiệp. Website cập nhật những tin tức mới nhất về ngành lọc nước, những xu hướng và ứng dụng của công nghệ lọc nước trong Sản xuất và Cuộc sống.
Mọi thông tin đều được Chondungnhat đăng tải miễn phí.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể cung cấp thông tin qua email:  Chondungnhat@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *