Tiết kiệm điện không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn giúp tăng tuổi thọ các thiết bị điện trong gia đình. Dưới đây là những gợi ý của Chondungnhat giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả cho gia đình.
1. Nhãn năng lượng
Khi chọn mua các thiết bị điện, bạn nên lưu ý xem nhãn năng lượng tiết kiệm điện trên mỗi sản phẩm. Nhãn do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ. Dựa vào các thông số được ghi trên nhãn năng lượng, bạn có thể dễ dàng so sánh và lựa chọn thiết bị tiết kiệm điện phù hợp cho gia đình.
Bạn có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm tiết kiệm điện dựa vào nhãn năng lượng
Cách xem nhãn năng lượng: có rất nhiều chỉ số trên nhãn dán năng lượng nhưng bạn chỉ cần để ý đến số lượng sao và hiệu suất năng lượng được ghi trên nhãn.
Có tổng cộng 5 mức xếp hạng từ 1 đến 5 sao tương ứng với 5 mức tiết kiệm điện. Số sao càng nhiều sản phẩm đó càng tiết kiệm điện năng tiêu thụ hơn. Nhưng giữa 2 sản phẩm đạt 5 sao nhãn năng lượng tiết kiệm điện, bạn nên xem xét thêm chỉ số hiệu suất năng lượng (EER). Thiết bị điện nào có hiệu suất năng lượng cao hơn sẽ cho khả năng tiết kiệm điện hơn.
2. Sử dụng các sản phẩm công nghệ Inverter
Các thiết bị điện không sử dụng công nghệ Inverter tiêu thụ điện năng rất lớn. Nếu bạn chọn mua những sản phẩm có ứng dụng công nghệ Inverter thì giúp tiết kiệm chi phí tiền điện đáng kể mỗi tháng. Vì vậy, trước khi chọn mua các thiết bị điện như: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, nồi cơm điện, bếp từ… bạn nên lưu ý thông tin này trên sản phẩm nhé.
3. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện
Theo Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, đèn LED tiết kiệm khoảng 75% năng lượng và có tuổi thọ lâu hơn gấp 25 lần so với đèn sợi đốt thông thường. Chính vì vậy việc sử dụng đèn LED chắc chắn sẽ tiết kiệm điện hơn so với các loại đèn khác. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại đèn LED từ mẫu mã đến kích thước nên rất dễ cho các gia đình lựa chọn.
Sử dụng đèn LED giúp gia đình tiết kiệm điện hơn
4. Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện
Cơ chế hoạt động của thiết bị này là chỉ khi phát hiện ra chuyển động thì đèn mới được bật lên. Việc sử dụng thiết bị cảm biến chuyển động có thể cắt giảm lượng điện lãng phí lên tới 30%. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ là nên kiểm tra sự tương thích giữa bóng đèn và thiết bị cảm biến để tránh trường hợp không hoạt động như mong muốn.
5. Sử dụng công tắc thông minh
Thiết bị này cho phép người dùng dù ở bất cứ vị trí nào trong nhà cũng có thể dễ dàng tắt hay mở các thiết bị điện gia dụng mà không cần phải tới ổ điện để tháo phích cắm nhờ kết nối không dây với smartphone qua mạng wi-fi. Bên cạnh đó, bạn còn có thể hẹn giờ tắt thiết bị, xem báo cáo hiện trạng tiêu thụ điện cũng như ước tính số tiền sẽ phải trả trong tháng.
6. Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà
Công cụ này được thiết kế để giúp kiểm soát tốt hơn việc sử dụng điện trong gia đình bằng cách giám sát các thiết bị điện. Nó cũng giúp nhắc nhở người dùng về những nhiệm vụ trong nhà và thông báo cho họ khi quên tắt một thứ gì đó và cho biết các thiết bị đã đang dùng bao nhiêu điện. Ngoài ra, nó có thể phát hiện thiết bị “ngốn” năng lượng nhất trong nhà và ước tính tổng lượng điện năng mà chúng tiêu thụ.
7. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và nguồn gió tự nhiên
Khi bạn ở nhà thì mở các cánh cửa sổ, cửa chính để gió và ánh sáng tự nhiên vào, giúp nhà thông thoáng mát mẻ. Thay vì bật đèn vào ban ngày, bật điều hòa thường xuyên để làm mát thì bạn nên tận dụng gió và ánh nắng vừa tiết kiệm điện vừa có lợi cho sức khỏe.
Tiếp theo, Chondungnhat chia sẻ những mẹo nhỏ trong việc sử dụng các thiết bị điện trong gia đình. Các mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm tiền đáng kể mỗi tháng.
8. Cách tiết kiệm điện cho bếp điện
Theo Ủy ban Năng lượng California – Mỹ, bếp điện sẽ vẫn tỏa đủ nhiệt để nấu chín thức ăn nếu bạn tắt đi trước một vài phút. Tuy mẹo này có thể áp dụng cho hầu hết các món ăn nhưng vấn có trường hợp ngoại lệ như món ninh hay hầm nhừ.
9. Cách tiết kiệm điện cho quạt trần
Với những người sống ở khu vực miền nam vào mùa hè nóng bức thì hãy sử dụng quạt trần để làm mát thay vì dựa hoàn toàn vào điều nhiệt độ. Quạt trần có thể làm nhiệt độ trong phòng giảm đến 10 độ và chỉ tiêu tốn 10% điện năng so với điều hòa.
Giặt rửa bằng nước lạnh để tiết kiệm điện: Nếu trời không quá lạnh bạn có thể giặt giũ và rửa bát bằng nước thường thay vì nước nóng. Điều này có thể giúp tiết kiệm một khoản đáng kể mỗi năm trong hóa đơn tiền điện.
10. Cách tiết kiệm điện cho máy rửa chén
Thay vì sử dụng chức năng sấy tự động, bạn có thể để chén dĩa khô tự nhiên để tiết kiệm điện. Theo nghiên cứu cho thấy, sử dụng máy rửa chén giúp tiết kiệm trung bình khoảng 5.000 lít nước và 230 giờ mỗi năm so với việc rửa bằng tay.
11. Giảm thiểu việc để thiết bị điện ở trạng thái chờ
Nhiều người cho rằng để thiết bị điện ở trạng thái chờ sẽ tiết kiệm hơn những có một thực tế là điều này vẫn tiêu tốn năng lượng điện và có thể chiếm tới 10% trong tổng lượng điện tiêu thụ của bạn. Chính vì lý do đó, nếu không cần sử dụng thiết bị trong thời gian dài, tốt hơn hết bạn nên tắt hẳn để tiết kiệm năng lượng.
12. Điều chỉnh chế độ tia nước của vòi hoa sen để tiết kiệm điện
Nếu bạn điều chỉnh chế độ tia nước nhỏ, chậm hơn và tắm trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút thì điều này sẽ giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nước và tiền điện mỗi tháng.
13. Cách tiết kiệm điện cho tủ lạnh
Chọn loại tủ lạnh phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình. Ví dụ nhà 4 người thì chọn tủ lạnh có dung tích từ 160 – 200 lít. Sắp xếp các loại thực phẩm trong tủ gọn gàng, có khe hở để khí lạnh lưu thông. Không để thức ăn nóng vào tủ lạnh. Dùng hộp kim loại thay hộp nhựa để rút ngắn thời gian làm lạnh, ít tốn hao điện.
Hạn chế việc đóng mở tủ lạnh thường xuyên, thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ. Đặc biệt cửa tủ lạnh phải được đóng kín, không để hơi lạnh thoát ra ngoài làm phí nguồn điện và khiến thức ăn có nguy cơ bị hỏng.
Nhiệt độ của tủ lạnh nên để từ 1 – 9 độ C. Cứ giảm xuống 10 độ sẽ tiêu thụ thêm 25% điện năng.
14. Cách tiết kiệm điện cho máy lạnh
Chọn máy lạnh phù hợp với công suất của phòng. Nên mua loại máy điều hòa có bộ điều chỉnh tự động bằng điện tử sẽ tiết kiệm khoảng 30% điện năng. Khi sử dụng, bạn nên để nhiệt độ trên 20 độ C, bởi mức nhiệt cứ cao hơn 10 độ là bạn đã có thể tiết kiệm điện thêm 10%.
Thường xuyên làm vệ sinh bộ phận lọc sẽ giúp tiết kiệm được 5 – 7% điện năng.
15. Cách tiết kiệm điện cho máy giặt
khi giặt chọ lượng quần áo vừa đủ với công suất máy, phân loại đồ giặt theo màu sắc, chất liệu vải, mức độ bẩn. Không sử dụng chế độ nước nóng khi không thật sự cần thiết. Đặc biệt, phải lưu ý tắt điện ngay sau khi không sử dụng.
Sử dụng tivi tiết kiệm điện: không nên để âm thanh quá lớn hay màn hình ở chế độ quá sáng, và độ tương phản càng cao, màu càng đậm thì càng tiêu hao nhiều điện và tuổi thọ đèn màn hình sẽ mau giảm hơn. Tắt tivi bằng cách nhấn nút ở thân máy thay vì dùng điều khiển từ xa vì ở chế độ stand-by tivi vẫn tiêu hao điện dù không nhiều.
16. Cách tiết kiệm điện cho bàn ủi (bàn là)
Không dùng bàn là trong phòng có máy lạnh hoặc khi quần áo còn ướt. Sau khi rút điện của bàn là bạn vẫn còn có thể là thêm được 1 – 2 bộ quần áo nữa đó nhé.
17. Sử dụng Quạt điện tiết kiệm điện
Thường xuyên lau chùi cánh quạt và những bộ phận bên ngoài, nên bật quạt ở tốc độ vừa phải. Sau khi sử dụng xong thì nên rút phích cắm của quạt ra khỏi ổ điện.
18. Tiết kiệm điện năng cho Máy tính / Laptop
Khi sử dụng thì nên để độ sáng màn hình ở mức vừa phải. Hãy chọn chế độ tiết kiệm điện năng trong máy tính (screen save) để vừa đỡ tốn điện lại giúp bảo vệ máy tính. Nên tắt máy tính nếu bạn không có ý định sử dụng từ 30 phút trở lên.
19. Nồi cơm điện
Không nên nấu cơm quá sớm, chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 – 45 phút để giảm thời gian hâm nóng. Bạn cũng nên lau chùi sạch đáy nồi cơm và mâm nhiệt nồi cơm để điện tiếp xúc tốt hơn, tránh lãng phí điện.
20. Máy nước nóng
Không nên cài đặt nhiệt độ quá nóng. Nên sắp xếp thời gian sử dụng máy nước nóng của thành viên trong gia đình gần nhau để tiết kiệm điện. Sau khi đã sử dụng xong thì nên tắt máy ngay.