AAO là tên viết tắt của 3 hệ vi sinh: Anaerobic – Anoxic – Oxic. Công nghệ này được ứng dụng rất phổ biến trong xử lý nước thải. Đặc biệt là nước thải có chỉ số BOD trên 1000mg/l.
Công nghệ AAO trong quy trình xử lý nước thải là gì?
Công nghệ AAO trong xử lý nước thải hay công nghệ A2O trong xử lý nước thải còn được gọi là ANANOX. Đây là quá trình xử lý sinh học gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Nước thải sẽ được đưa vào khoang đầu tiên của bể phản ứng ABR. Lúc này nước sẽ được tích lũy loại vi sinh axit hoá. Ngoài ra, ba khoang ABR còn lại sẽ tích luỹ vinh sinh metan hoá.
- Giai đoạn 2: Amoniac và những phần còn lại của hợp chất hữu cơ, các hợp chất sunfua sẽ bị oxy hóa hoàn toàn. Sau đó chúng được đưa về bể lắng để lọc ra các chất hữu cơ chứa nitrat. Những chất này sẽ được dẫn trở lại bồn thứ 3 để tiếp tục xử lý.
Với công nghệ AAO trong xử lý nước thải, Nitrat sẽ được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nguồn nước. Nước thải đầu ra đạt chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Nguyên lý hoạt động của quy trình xử lý nước thải AAO
Quy trình xử lý nước thải công nghệ AAO được chia thành 3 giai đoạn:
Anaerobic – Quy trình xử lý sinh học kỵ khí
Hệ vi sinh vật kỵ khí hay còn được gọi là Anaerobic đóng vai trò quan trọng khi thực hiện công nghệ A2O trong xử lý nước thải tại bể kỵ khí. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo thành hợp chất dễ phân huỷ. Sau khi phân huỷ, những hợp chất này tồn tại trong bể dưới dạng bọt khí, bám vào bùn và cặn.
Sơ đồ chuyển hóa như sau:
Chất hữu cơ + VK kỵ khí -> CO2 + H2S + CH4 + Các chất khác + Năng lượng
Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng -> C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
Khí sinh học được sản sinh trong quá trình chính là Biogas. Lượng khí này thường được thu để sử dụng đun nấu khi áp dụng xử lý nước thải chăn nuôi.
Anoxic – Quy trình xử lý sinh học thiếu khí
Quy trình thứ 3 trong công nghệ AAO trong xử lý nước thải là xử lý thiếu khí – Oxic. Quá trình này sẽ sử dụng các vi sinh vật để tiến hành khử nitrat thành nitơ phân tử.
Lúc này, các vi sinh vật được đưa vào bể để hấp thụ các chất gây ô nhiễm trong bể. Chúng sử dụng nitơ và photpho để làm chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng.
Để xử lý sinh học thiếu khí trong công nghệ AAO một cách hiệu quả nhất; hệ thống xử lý nước thải cần được cung cấp máy khuấy với tốc độ phù hợp. Máy khuấy nước này sẽ giúp tạo ra môi trường thiếu oxy. Đây là môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh thiếu khí phát triển.
Oxic – Xử lý sinh học hiếu khí
Nitrat hóa và photphorit quá trình quan trọng trong công nghệ A2O trong xử lý nước thải. Nhờ hai quá trình này mà lượng Nitơ và photpho được xử lý hiệu quả. Quá trình Nitrat hóa và photphorit diễn ra như sau:
- Nitrat hóa: Quá trình nitrat hóa được diễn ra trong môi trường thiếu khí. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật có thể khử lượng nitrat và nitrit trong nước thải. Kết quả thu được khí Nitơ và cho chúng thoát ra bên ngoài.
- Photphorin hóa: Quá trình photphorin hóa hoạt động dựa trên hệ vi khuẩn
- Acinetobacter. Những vi khuẩn này giúp chuyển hóa các hợp chất hữu cơ chứa phốt pho trở thành những chất mới.
Tính năng ưu việt của hệ thống xử lý nước thải AAO
Ưu điểm khi áp dụng công nghệ AAO trong xử lý nước thải
- Quy trình xử lý thiếu khí có khả năng xử lý được nitơ và photpho rất hiệu quả. Vì thế, công nghệ AAO trong xử lý nước thải hiệu quả cả khi nước ô nhiễm nặng.
- Có thể xử lý triệt để những chất gây ô nhiễm có trong nước thải như: COD, BOD, Photpho, nitơ,…
- Công nghệ AAO trong xử lý nước thải sẽ giúp các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dư thừa giảm đi đáng kể.
- Quy trình xử lý kỵ khí ở giai đoạn 1 sẽ giúp tiết kiệm năng lượng cho toàn bộ hệ thống. Đồng thời khả năng xử lý được COD rất cao.
- Chi phí đầu tư xây dựng công nghệ AAO tương đối thấp.
- Lượng bùn thải phát sinh ra sẽ ít hơn so với sử dụng phương pháp kị khí.
- Chất lượng của nước sẽ đạt chuẩn A theo thiết kế.
- Công nghệ AAO tiêu thụ ít năng lượng hơn.
Nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải AAO
- Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc khá nhiều yếu tố. Ví dụ như: khả năng lắng của bùn hoạt tính, nhiệt độ, pH, nồng độ bùn MLSS, hiệu quả xử lý của vi sinh, tải trọng đầu vào.
- Công nghệ AAO chiếm diện tích xây dựng khá lớn.
- Yêu cầu phải đảm bảo duy trì được nồng độ bùn của đầu vào.
- Bắt buộc phải khử trùng nước cho đầu ra.
Ứng dụng của công nghệ AAO trong xử lý nước thải
Công nghệ AAO trong xử lý nước thải được dùng khi nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Chúng thường được kết hợp với công nghệ MBBR và công nghệ xử lý nước thải MBR để tăng hiệu quả. Một số lĩnh vực ứng dụng thường xuyên có thể kể đến như:
- Nước thải của bệnh viện.
- Nước thải sinh hoạt.
- Nước thải trong các công ty chế biến thủy hải sản.
- Nước thải trong các công ty sản xuất bánh kẹo – thực phẩm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về công nghệ AAO trong xử lý nước thải. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu thêm về công nghệ này. Nếu bạn đang có nhu cầu xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với SKY Water, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ tận tình cho bạn.
———————————————————————
CỔNG THÔNG TIN VỀ LỌC NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC
CỔNG THÔNG TIN VỀ LỌC NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC
Chondungnhat.com chuyên cung cấp thông tin về Công nghệ, Thiết bị lọc nước Dân dụng và Công nghiệp. Website cập nhật những tin tức mới nhất về ngành lọc nước, những xu hướng và ứng dụng của công nghệ lọc nước trong Sản xuất và Cuộc sống.
Mọi thông tin đều được Chondungnhat đăng tải miễn phí.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thể cung cấp thông tin qua email: Chondungnhat@gmail.com