Đặt ống thông tiểu là gì? Quy trình đặt ống thông tiểu đúng chuẩn

Đặt ống thông tiểu là gì? Quy trình đặt ống thông tiểu đúng chuẩn

Đặt ống thông tiểu là một thủ thuật y tế thiết yếu, được thực hiện để giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu. Mặc dù đây không phải là một phương pháp điều trị mới, nhưng nhiều người vẫn có thể chưa hiểu rõ về quy trình, trường hợp nên đặt ống và cách chăm sóc người bệnh khi đặt ống thông tiểu tại nhà.

Đặt ống thông tiểu là một phương pháp điều trị phổ biến dành cho những người gặp khó khăn với việc tiểu tiện hoặc cần theo dõi chặt chẽ chức năng của hệ tiết niệu. Đây là một phương pháp hỗ trợ các bệnh lý về đường tiết niệu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những điều cần biết về ống thông tiểu.

Đặt ống thông tiểu là gì?

Đặt ống thông tiểu là kỹ thuật sử dụng một ống rỗng để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài và chuyển vào một túi chứa. Các loại ống thông tiểu có đa dạng kích thước và chất liệu, thường được chế tạo từ nhựa, cao su (PVC) hoặc silicone.

dat ong thong tieu la gi quy trinh dat ong thong tieu dung chuan FQSZ
Đặt ống thông tiểu là phương pháp phổ biến đối với bệnh nhân

Khi bàng quang không thể giải phóng nước tiểu do các vấn đề sức khỏe khác nhau, việc ứ đọng nếu kéo dài có thể gây ra tổn thương thận hoặc dẫn đến suy thận. Để khắc phục tình trạng này, ống thông tiểu thường được sử dụng nhằm hỗ trợ bệnh nhân cho đến khi chức năng tiểu tiện trở lại bình thường. Đối với người cao tuổi, người khuyết tật, hoặc những bệnh nhân mắc bệnh nặng, việc sử dụng ống thông tiểu có thể kéo dài trong một khoảng thời gian để đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ.

Trường hợp nào nên đặt ống thông tiểu?

Ống thông tiểu thường được chỉ định cho những bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, dẫn đến tình trạng bàng quang bị căng phồng. Cụ thể, phương pháp đặt ống thông tiểu thường thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Dẫn lưu bàng quang.
  • Hỗ trợ điều trị khó tiểu.
  • Sản phụ sau gây tê màng cứng.
  • Dẫn lưu bàng quang trước, trong hoặc sau phẫu thuật.
  • Tiêm thuốc trực tiếp vào bàng quang.
  • Điều trị tiểu không tự chủ.

Quy trình thực hiện đặt ống thông tiểu

Việc đặt ống thông tiểu cho nữ và nam có quy trình khác nhau, phản ánh sự khác biệt về cấu trúc cơ thể và yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời, quy trình đặt ống thông tiểu cũng thay đổi tùy theo loại ống thông được sử dụng. Thông thường, bác sĩ hoặc y tá sẽ thực hiện quy trình này tại bệnh viện, sau đó cung cấp hướng dẫn chi tiết cho người chăm sóc dễ dàng thực hiện tại nhà nếu cần.

Ống thông tiểu ngắt quãng

Ống thông tiểu ngắt quãng được sử dụng tạm thời để rút nước tiểu từ bàng quang và thường được tháo ra khi bàng quang đã được làm rỗng. Do đó, quy trình này có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày.

Trước khi đặt, ống thông tiểu được khử trùng và bôi trơn để dễ dàng đưa vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu). Đầu dưới của ống thông sẽ mở để nước tiểu có thể chảy vào bồn cầu hoặc được thu vào một túi chứa. Đầu kia của ống thông được đưa qua niệu đạo cho đến khi nó vào bàng quang.

Sau khi nước tiểu đã được rút hết, ống thông sẽ được tháo ra và một ống thông mới sẽ được sử dụng. Bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn người chăm sóc cách thực hiện việc luồn và thay ống thông tại nhà nếu cần.

dat ong thong tieu la gi quy trinh dat ong thong tieu dung chuan mufL
Ống thông tiểu ngắt quãng cần được thay nhiều lần trong ngày

Ống thông tiểu liên tục

Quy trình đặt ống thông tiểu liên tục khá giống với việc đặt ống thông ngắt quãng, nhưng ống thông liên tục không cần thay mới mỗi ngày. Thông thường, ống thông tiểu liên tục chỉ cần được thay ít nhất 3 tháng/lần.

Ống thông tiểu liên tục có một đầu ở bên trong bàng quang, đây là nơi có một quả bóng nhỏ được bơm căng để giữ cho ống thông không bị tuột ra ngoài. Đầu còn lại của ống thông được kết nối với túi chứa nước tiểu.

Nếu bệnh nhân di chuyển, túi nước tiểu có thể được gắn vào chân để thuận tiện hơn trong sinh hoạt. Trong trường hợp bệnh nhân nằm liệt giường, túi thường được gắn vào phía dưới của giường, gần sàn nhà, để giúp nước tiểu dễ dàng chảy vào túi.

Dẫn lưu bàng quang trên xương mu

Loại ống thông này được đặt trực tiếp qua bụng thay vì qua niệu đạo, với một lỗ nhỏ được tạo ra trên bụng để đưa ống vào bàng quang. Quy trình đặt ống thông tiểu này có thể được thực hiện dưới gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ.

Ống thông dẫn lưu bàng quang trên xương mu được thực hiện trong trường hợp niệu đạo bị tổn thương, tắc nghẽn hoặc khi bệnh nhân không thể sử dụng ống thông liên tục. Loại ống thông này thường cần được thay thế định kỳ, thường từ 4 đến 12 tuần/lần.

dat ong thong tieu la gi quy trinh dat ong thong tieu dung chuan FjGB
Dẫn lưu bàng quang trên xương mu thường cần được thay mới định kỳ từ 4 – 12 tuần

Cách chăm sóc khi đặt ống thông tiểu tại nhà

Khi cần sử dụng ống thông tiểu lâu dài, cả bệnh nhân và người chăm sóc cần thời gian để làm quen với quy trình. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc y tá để nhận hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc ống thông tại nhà.

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc ống thông tiểu tại nhà:

  • Bạn cần nên quan sát túi nước tiểu cần luôn rỗng, đồng thời thường xuyên sử dụng van đóng mở để xả nước tiểu đều đặn suốt cả ngày. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng nước tiểu tích tụ quá mức trong bàng quang.
  • Thay túi nước tiểu và van đóng mở ít nhất một lần mỗi tuần.
  • Vào ban đêm, bạn hãy sử dụng một túi thu gom nước tiểu lớn hơn và đặt nó trên giá đỡ gần giường hoặc gần sàn để dễ dàng thu gom nước tiểu khi bệnh nhân ngủ.
  • Ống thông tiểu cần được thay mới ít nhất mỗi 3 tháng để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
dat ong thong tieu la gi quy trinh dat ong thong tieu dung chuan me7d
Bạn cần nên thay ống thông tiểu thường xuyên cho người bệnh

Những rủi ro có thể xảy ra khi đặt ống thông tiểu

Nhiễm trùng tiểu (UTI) là một biến chứng thường gặp ở những người sử dụng ống thông tiểu, đặc biệt là những bệnh nhân nằm viện hoặc cần ống thông tiểu liên tục trong thời gian dài. Các triệu chứng nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm trùng niệu đạo có thể xuất hiện như:

  • Đau ở vùng bụng dưới hoặc quanh vùng háng.
  • Sốt cao, thường từ 38°C trở lên.
  • Cảm giác ớn lạnh và hay rùng mình.
  • Cảm thấy lú lẫn, mệt mỏi.

Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nhiễm trùng và kê đơn thuốc phù hợp nhằm xử lý nhanh chóng và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Một rủi ro phổ biến khác là co thắt bàng quang, thường xảy ra khi bóng bơm giữ ống thông bị bơm quá căng hoặc không được thực hiện đúng cách. Điều này khiến bàng quang co thắt để đẩy bóng ra ngoài, gây đau đớn cho bệnh nhân. Để giảm cơn đau và tần suất co thắt, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Co thắt bàng quang có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu bị rò rỉ xung quanh ống thông. Trong một số trường hợp, tình trạng rò rỉ này có thể cho thấy ống thông đang bị tắc nghẽn. Ngoài ra, nếu nước tiểu lẫn máu hoặc các cục máu đông, đây là dấu hiệu cho thấy niệu đạo có thể bị tổn thương và có nguy cơ tắc nghẽn hệ thống dẫn lưu. Trong tình huống này, bạn cần phải báo ngay với bác sĩ để được can thiệp ngay lập tức.

Việc hiểu rõ về phương pháp đặt ống thông tiểu và các kỹ thuật liên quan sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị và thực hiện thủ thuật này khi cần thiết. Dù đây là một phương pháp y tế phổ biến, tuy nhiên việc nắm bắt các thông tin cơ bản sẽ giúp bạn giảm lo lắng và biết cách chăm sóc bản thân hoặc người thân sau khi đặt ống thông. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *