Đầu tư điện năng lượng mặt trời áp mái có hiệu quả không?

Đầu tư điện năng lượng mặt trời áp mái có hiệu quả không?

Câu trả lời ngắn gọn là có!. Đầu tư một hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời áp mái có lãi, nó vừa thân thiện môi trường vừa tạo ra  lợi nhuận. Cho dù bạn là chủ của một ngôi nhà, là thành viên của một hợp tác xã hoặc là chủ của một nông trại, xây dựng một hệ thống điện năng lượng mặt trời rất hữu ích mà mọi người nên cân nhắc để đầu tư.

Về lâu dài sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện, thậm chỉ nếu nguồn năng lượng dư thừa, bạn có thể bán lại cho điện lực nhà nước và kiếm thêm thu nhập thụ động, nghĩa là bạn không cần phải làm gì hết, nguồn điện được trả ngược lại điện lưới của quốc gia, thông qua đồng hồ đo đếm mà điện lực tính ra số  tiền và trả lại cho bạn.

Nếu bạn đang có kế hoạch hoặc chỉ là một ý tưởng trong đầu, và đang tính toán xem làm thế nào để hệ thống điện năng lượng mặt trời mà bạn sắp đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất, bạn thường tính đến thời gian trả nợ, chi phí đầu tư và doanh thu dự kiến.

Khi bạn tính toán làm thế nào các tấm pin mặt trời có thể mang lại lợi nhuận cho bạn, bạn thường tính đến thời gian trả nợ, chi phí và doanh thu dự kiến. Bạn có thể tự mình tính toán bằng cách thao khảo bài viết Cách tính toán chi phí thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời mà Chondungnhat đã dày công nghiên cứu. 

1. Đầu tư điện năng lượng mặt trời áp mái giúp giảm chi phí tiền điện và tạo thêm thu nhập

Vài năm trở lại đây, điện năng lượng mặt trời đang rất nổi trội ở Việt Nam, các báo đài, nhà nước, điện lực EVN luôn khuyến khích người dân lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, tài nguyên trên trái đất thì gần cạn kiệt, mà ánh sáng từ mặt trời gần như là vô hạn, điều tuyệt vời là chúng ta có thể tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên này.

1.1 Được nhà nước hỗ trợ

Tại cuộc họp ngày 11 tháng 06 năm 2020 với các tổng công ty điện lực, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân và Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm đều nhấn mạnh quan điểm của EVN là tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa các nhà đầu tư để khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (điện năng lượng mặt trời áp mái).

Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân nhấn mạnh, cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy điện năng lượng mặt trời . EVN sẽ tạo điều kiện để nguồn ĐMTMN phát triển phù hợp, mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, phù hợp với khả năng hấp thụ, giải tỏa của lưới điện.

Đồng thời, việc phát triển ĐMTMN sẽ góp phần tạo nguồn cung điện tại chỗ, góp phần đảm bảo cung ứng điện khi hệ thống điện Việt Nam không còn nguồn dự phòng.

dien nang luong mat troi ap mai

Điện năng lượng mặt trời áp mái của hộ gia đình

Các hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái sẽ được hỗ trợ khoảng 3 triệu đồng/1 kWp. Theo khảo sát, trung bình mỗi hộ có đủ điều kiện lắp đặt khoảng 2 – tối đa 3 kWp, do đó mức hỗ trợ dự kiến cho mỗi hộ khoảng từ 6 – 9 triệu đồng, tương ứng khoảng khoảng 15% chi phí lắp đặt. Chương trình kéo dài từ 2019 – 2021.

1.2 Tiết kiệm tiền điện hàng tháng

Khi lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái, trước hết, bạn đã tiết kiệm được số lượng điện phải chi trả cho nhà nước mà gia đình sử dụng. Bạn sẽ không còn quan tâm hay bị phụ thuộc vào điện nhà nước mỗi khi cúp điện hay giá điện lại tăng.

Thật hạnh phúc và tự hào mỗi khi cúp điện, nhà hàng xóm tối om mà nhà bạn vận có điện để sinh hoạt như bình thường (nếu bạn lắp hệ thống điện có bộ lưu điện).

1.3 Tạo ra thu nhập thụ động

Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng năng lượng mặt trời với tổng số giờ nắng trong năm là 1.400 đến 3.000 giờ. Trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ gần cạn kiệt thì các nguồn năng lượng tái tạo nhất là năng lượng mặt trời đang được Tổng Công ty Điện lực Hà Nội triển khai rộng rãi tại các cơ quan, công sở và nhà dân.

Bằng cách bán nguồn điện dư thừa cho EVN, bạn có thể kiếm thêm thu nhập mà không cần phải làm gì. Hiện nay, khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời EVN sẽ mua lại công suất phát lên lưới với giá 1.940đ/kWp (hệ thống áp mái).

Nếu bạn là Doanh nghiệp kinh doanh điện năng lượng mặt trời, nói về thuế, hiện các dự án điện năng lượng mặt trời hoặc năng lượng mặt trời mái nhà có thể được áp dụng các mức ưu đãi khác nhau tùy theo từng trường hợp, bao gồm ưu đãi theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đối với dự án năng lượng tái tạo ở mức thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm, hoặc theo điều kiện doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực môi trường, cụ thể áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10%, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp từ 5 – 9 năm, tùy vào địa bàn thực hiện dự án. Ngoài ra, tùy thuộc vào địa bàn thực hiện, dự án còn có thể hưởng ưu đãi miễn giảm tiền thuê đất.

2. Xu hướng đầu tư điện mặt trời trên mái nhà (áp mái) vẫn đang còn rất tốt

Ngày 22/06 năm 2020, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết lũy kế đến hết tháng 5/2020 đã lắp đặt cho 4.495 khách hàng, tổng công suất tấm pin lắp đặt là 138.508 kWp. Sản lượng điện của khách hàng phát lên lưới trong tháng 5/2020 là 26,42 triệu kWh, lũy kế đến tháng 5/2020 là 97,67 triệu kWh.

Lũy kế đến nay, toàn EVNSPC đã thanh toán tiền mua ĐMT mái nhà cho 4.138 khách hàng với sản lượng điện thanh toán là 82,7 triệu kWh; tương ứng số tiền đã trả cho khách hàng là 184,88 tỷ đồng (trong năm 2020 sản lượng thanh toán là 33,56 triệu kWh; tương ứng số tiền đã trả cho khách hàng là 75,43 tỷ đồng).

Với các lợi ích to lớn mà Chondungnhat đã trình bày ở trên, rõ ràng việc lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời là việc đầu tư có hiệu quả về lâu dài, hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm 1 số kiến thức để đưa ra quyết định có nên lắp một hệ thống điện năng lượng mặt trời hay không. Chúc bạn thành công!.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *