Hệ thống báo cáo sản xuất có ý nghĩa gì với doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo sản xuất có ý nghĩa gì với doanh nghiệp

Báo cáo sản xuất chính xác và kịp thời là chìa khóa cho quá trình ra quyết định quản lý. Khi ứng dụng phần mềm ERP bạn có trong tay một hệ thống báo cáo sản xuất cập nhật 24/24 những thông tin trực tiếp từ nhà máy ngay trong thời gian thực về những gì được sản xuất, những gì chưa được sản xuất (và tại sao) và doanh số.

Hệ thống báo cáo sản xuất là gì?

Hệ thống báo cáo sản xuất là chi tiết về tình hình chi phí phát sinh tại phân xưởng và kết quả hoàn thành nhằm cung cấp thông tin cho các cấp quản trị để từ đó có các quyết định thích hợp. Thực chất báo cáo sản xuất mô tả các hoạt động sản xuất nhằm đánh giá trách nhiệm của Quản đốc phân xưởng hay đội quản lý sản xuất.

Thông thường mỗi phân xưởng phải lập một báo cáo chi tiết chi phí sản xuất, sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang để cung cấp cho cấp quản trị cao hơn biết tình hình chi phí của phân xưởng mình.

Báo cáo sản xuất có vai trò như các phiếu chi phí công việc trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ những thông tin trên các nhà quản trị biết được kết quả sản xuất của toàn doanh nghiệp để có căn cứ đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ với một mức sản lượng thích hợp.

Nó là một tài liệu chủ yếu của các phương pháp xác định chi phí công việc và quy trình sản xuất, có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp trong việc kiểm soát chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng. Đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để xây dựng các định mức, dự toán chi phí cho các kỳ tiếp theo.

hệ thống báo cáo sản xuất

Nội dung của báo cáo sản xuất

Báo cáo sản xuất thường được lập cho các phân xưởng, đội sản xuất, gồm 3 phần:

Phần 1: Kê khai sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm tương đương (Sản lượng tương đương)

Phần 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm

Phần tổng hợp chi phí sản xuất và xác định chi phí đơn vị sản phẩm nhằm phản ánh tổng chi phí sản xuất phải tính trong kỳ ở từng phân xưởng rồi từ đó tính giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành chuyến đi và cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trình tự lập phần này như sau:

Theo phương pháp trung bình trọng tổng hợp chi phí sản xuất gồm hai bộ phận: CHi phí của sản lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và chi phí sản xuất của sản phẩm phát sinh trong kỳ.

Theo phương pháp nhập trước – xuất trước tổng hợp chi phí sản xuất chỉ gồm các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.

Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoặc giá thành sản xuất phân xưởng sản phẩm bằng cách chi phí đã tổng hợp theo từng yếu tố chi phí chia theo sản lượng tương đương theo từng yếu tố. Từ đó tổng hợp các chi phí đơn vị tính theo yếu tố ta được chi phí đơn vị của sản phẩm hoàn thành chuyển đi.

Phần 3: Cân đối chi phí sản xuất

Phần cân đối chi phí sản xuất thường phản ánh hai nội dung như sau:

Chỉ rõ nguồn chi phí bao gồm chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ.

Chỉ rõ phần phân bố chi phí như thế nào cho sản phẩm đã hoàn thành, chuyển đi và chi sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Nắm bắt hiệu quả sản xuất ngay tức thì trên hệ thống báo cáo sản xuất

Là một giải pháp quản trị doanh nghiệp toàn diện, 3S ERP đặc biệt chuyên sâu cho quản lý sản xuất. Với hệ thống báo cáo sản xuất thông minh giúp chủ doanh nghiệp, người quản lý có thể giám sát sản xuất và sản xuất thông qua báo cáo và phân tích để:

  • Kiểm soát hàng tồn kho
  • Lập kế hoạch
  • Quản lý kho
  • Quản lý và kiểm soát chất lượng
  • Hiệu quả thiết bị tổng thể
  • Bảo trì phòng ngừa
  • Tự động tính toán sử dụng vật liệu, dựa trên BOM.
  • Hệ thống tự động thu thập thông tin, tổng hợp và báo cáo hằng ngày, theo tuần, trên trực tiếp phần mềm. Người dùng có thể chủ động theo dõi thống kê báo cáo lựa chọn các khoảng thời gian tuỳ chọn trên trên hệ thống
  • Báo cáo trung thực, chính xác: Các báo cáo thông thường có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan, hệ thống tự động thu thập thông tin và báo cáo một cách trung thực và chính xác với những gì nó thu thập được.
  • Thống kê dữ liệu, KPI tự động: Báo cáo không chỉ là những con số thống kê thông thường, hệ thống đo lường và tính toán thành những chỉ số giúp cho việc theo dõi hoạt động sản xuất được cụ thể hoá thành các con số.
  • Đa dạng các thiết bị hiển thị: Hệ thống hiển thị trên dạng Web, vì thế có thể hiển thị đa dạng trên các thiết bị như máy tính, điện thoại hoặc có thể sử dụng Smart TV làm màn hình hiển thị tại nhà máy, xí nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *