Hệ thống cấp nước có quan trọng trong công trình không?

Hệ thống cấp nước có quan trọng trong công trình không?

Nước là nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người, do đó hệ thống cấp nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, vấn đề về nguồn nước sạch, an toàn để sử dụng là mối quan tâm của nhiều người. Vậy hệ thống cấp nước là gì? Được lắp đặt và có hoạt động như thế nào? Cùng Chondungnhat tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước là công trình làm các nhiệm vụ: thu thập – vận chuyển – xử lý – điều hòa và phân phối nước đến các khu vực hoặc đến nơi có nhu cầu sử dụng nước.

Hệ thống cấp nước hiện nay
Kỹ sư đang vận hành hệ thống

Hệ thống này có chức năng thu thập, vận chuyển và cải thiện chất lượng nước sau đó cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất đến nhà dân hay các nhà máy, hầm mỏ,… Nó bao gồm nguồn nước cung cấp, đường ống dẫn nước, lượng nước cơ cấu, mạng lưới đường ống cấp nước và nhà máy xử lý cấp nước. 

Hệ thống cấp nước cần đảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu thụ sản xuất và cần đảm bảo các tiêu chuẩn hệ thống cấp thoát nước TCVN 4519:1988 về chất lượng. Đồng thời, giá thành xây dựng và vận hành rẻ, thi công thuận tiện, dễ dàng, phù hợp với đặc điểm của công trình, có khả năng cơ giới hóa và tự động hóa việc khai thác, xử lý và vận chuyển nước,…

Một yếu tố quan trọng của hệ thống cấp nước chính là nguồn nước, chúng có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: nguồn nước ngầm, nguồn nước mặt, nguồn nước mưa để đáp ứng các nhu cầu sử dụng của đối tượng. Đối với những nhà máy, xí nghiệp nhỏ thì có thể sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cung cấp nước của địa phương.

2. Sơ đồ lắp đặt hệ thống cấp nước

Hệ thống cấp nước bao gồm:

  • Nguồn nước mục tiêu: Đây là nguồn nước sẽ cung cấp cho toàn bộ hệ thống (có thể là nguồn nước mặt, nước ngầm, nước mưa).
  • Công trình thu thập nước: Trạm bơm cấp 1, công trình thu hút nước.
  • Trạm xử lý nước: Áp dụng những công nghệ xử lý nước hiện đại để đảm bảo chất lượng nước.
  • Bể chứa nước sạch: Sau khi xử lý, nước sẽ được đưa đến bể chứa để ổn định và điều hòa lưu lượng, áp suất giữa các công trình.
  • Trạm bơm cấp 2: Có nhiệm vụ bơm nước đã qua xử lý đến đường dẫn.
  • Công trình điều hòa (Đài nước hoặc bể dự trữ): Có nhiệm vụ ổn định và điều hòa áp suất dòng chảy, lưu lượng của nước.
  • Hệ thống mạng lưới phân phối nước: Đây là hệ thống các ống dẫn để dẫn nước đến từng vị trí có nhu cầu sử dụng nước.

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước

Trạm bơm cấp 1 sẽ tiến hành bơm nước từ nguồn, cung cấp cho trạm xử lý nước. Trạm xử lý lúc này phải đảm bảo có đủ công suất cấp nước cho thời gian có nhu cầu lớn trong năm. Mặt khác, vào những thời gian có nhu cầu sử dụng nước ít đi thì công suất trạm xử lý cũng giảm đi. 

Vì vậy, công suất của trạm bơm cấp 1 phải đảm bảo nước đầu vào dành cho công suất lớn nhất của trạm bơm và có khả năng cung cấp giảm đi khi nhu cầu sử dụng ít đi. Và người ta thường sử dụng cụm 2 – 3 máy bơm trong trạm bơm cấp 1 để có thể điều chỉnh công suất và tiết kiệm chi phí thi công trạm.

Sau khi hoàn tất quá trình xử lý, nước sạch sẽ được đưa đến bể chứa. Điều này nhằm điều hòa áp suất và lưu lượng nước cho trạm bơm cấp 1 và trạm bơm cấp 2 do chế độ làm việc của 2 trạm bơm này không đồng nhất. Thời gian sử dụng nước trong ngày cũng thay đổi liên tục do đó trạm bơm cấp 2 cũng được vận hành theo cấp độ thấp – trung – cao. 

Tiếp theo là hạ tầng điều hòa, trong trường hợp này thường là đài nước. Bên cạnh đó, mỗi gia đình và khu nhà xưởng thường xây dựng riêng cho mình những bể chứa, téc nước,… Những thiết bị này cũng đảm nhận vai trò điều hòa lưu lượng và tạo áp lực mang tính nội bộ trong gia đình hoặc khu nhà xưởng.

4. Hệ thống cấp nước có mấy loại?

Để phân loại một hệ thống cấp nước, người ta thường căn cứ vào các tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số phân loại về hệ thống này:

Căn cứ vào quy mô và phạm vi cấp nước

  • Hệ thống cấp nước gia đình.
  • Hệ thống cấp nước cho tòa nhà, khu dân cư.
  • Hệ thống cấp nước thành phố.
  • Hệ thống cấp nước tổng khu.

Dựa vào đối tượng sử dụng nước

  • Hệ thống cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
  • Hệ thống cấp nước cho sản xuất công nghiệp.
  • Hệ thống cấp nước đô thị: PCCC, tưới cây tự động, rửa đường,…

Căn cứ theo mục đích sử dụng

  • Hệ thống cấp nước sinh hoạt.
  • Hệ thống cấp nước công cộng.
  • Hệ thống cấp nước sản xuất.
  • Hệ thống cấp nước PCCC.

Dựa theo phương pháp sử dụng

  • Cấp nước 1 lần: Nghĩa là cấp nước để sử dụng 1 lần rồi bỏ đi.
  • Cấp nước tuần hoàn: Được sử dụng tuần hoàn trong một chu trình khép kín. Phương pháp này thường được áp dụng trong công nghiệp để tiết kiệm nước, chi phí sản xuất.
  • Hệ thống cấp nước dùng lại: Thường được dùng trong công nghiệp. Với phương pháp này, nước được cấp theo tầng dựa theo nhu cầu của từng giai đoạn và được dẫn đi tái sử dụng nhiều lần rồi mới loại bỏ.

5. Những lưu ý khi sử dụng hệ thống cấp nước

Khi sử dụng hệ thống cấp nước, chúng ta cần phải cân nhắc đến vấn đề thoát nước, vệ sinh môi trường và kết hợp hài hòa hạ tầng cấp nước với hạ tầng thoát nước. Bên cạnh đó, cũng cần phải được tư vấn kỹ càng về vấn đề này để tránh hạ tầng thoát nước không theo kịp dẫn đến quá tải, tắc nghẽn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Một điều quan trọng mà bạn cũng cần phải lưu ý chính là nguyên tắc thiết kế của hệ thống cấp nước:

  • Đường ống dẫn đến các thiết bị dùng nước phải ngắn nhất.
  • Thiết kế thuận lợi cho việc vận hành và sửa chữa.
  • Nên có bể nước ngầm và két nước mái để đề phòng trường hợp bị mất nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *