Bài viết chia sẻ những biện pháp dự trữ và khử trùng nước giúp người dân có được nguồn nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh trong mùa mưa lũ. Hãy cùng ghi vào sổ tay nếu bạn phải thường xuyên sinh sống trong vùng lũ nhé.
Để bảo đảm sức khỏe và phòng tránh dịch bệnh trong thời gian lũ lụt, chúng ta cần trang bị kĩ năng xử lý nước đơn giản tại nhà để có nước sạch dùng tại chỗ. Đồng thời ta cũng cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch để hạn chế tình trạng thiếu nước trong và sau lũ.
Nguyên nhân gây thiếu nước sau mùa lũ
Nguồn nước bị ô nhiễm
Sau mưa lũ, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm trầm trọng do các lượng rác thải từ đầu nguồn các con sông tràn về, đồng thời rác thải từ các chuồng trại chăn nuôi chảy ra, sinh vật dưới lòng đất chết lẫn trong nước lũ.
Tại các khu vực bị ngập nước sâu thì các nguồn nước, công trình cấp nước, làm vỡ đường ống nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch kéo dài cả tháng trời sau khi nước rút. Đây chính là nguyên nhân chính khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.
Nhiều hộ dân bị cô lập
Mưa từ thượng nguồn đổ về đã khiến nước trên những dòng sông dâng cao, làm ngập các tuyến đường làm cho nhiều người dân bị cô lập. Điều này khiến cho người dân không để đi mua những nhu yếu phẩm trong gia đình, đặc biệt là nước uống.
Trong thường hợp có đồ ăn dự trữ thì con người vẫn có thể cung cấp chất điện giải và chất dinh dưỡng để có thể hấp thu thì chúng ta có thể cầm cự trong vòng 2 tuần đến 1 tháng tùy vào thể trạng mỗi người, còn thiếu nước và thức ăn hoàn toàn thì chúng ta chỉ có thể trụ được trong 3 ngày, hoặc nhiều nhất là từ 8 đến 10 ngày.
Mưa lũ kéo dài liên miên, nhiều người dân vì thiếu thức ăn và nước sạch nên đã sử dụng nước lũ, nước mưa chưa được xử lý để uống hoặc nấu ăn. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như nguồn nước nhiễm khuẩn lan truyền mầm bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn) làm cho cơ thể con người vốn đang suy nhược lại bị tổn thương nhanh hơn.
Nếu không uống, người dân vùng lũ cũng phải ngâm mình trong nước hoặc dùng loại nước này để vệ sinh thân thể, gây nên những bệnh về da nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông, mẩn ngứa, mụn nhọt hoặc các bệnh phụ khoa, những bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, mắt hột.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm như vậy chúng ta mới cấp thiết suy nghĩ về những phương án dự trữ nước hoặc xử lý nguồn nước sạch để có nước dùng.
Xử lý nước đơn giản tại nhà để có nước sạch dùng sau lũ
Dự trữ nước
Với những nhà thấp lũ ngập cao thì chúng ta cần bơm nước đã qua lọc thô từ các giếng khoan vào những bao đựng nước cỡ lớn, chất lên mái nhà. Những bao nước này cũng đóng vai trò như những bao cát lớn, giúp mái nhà chắc chắn hơn qua những cơn bão. Một số hộ nằm sâu trong tâm lũ ngập cao nên xây dựng những lu chứa nước cao khoảng 5m trở lên, để chứa nước.
Với những nhà cao tầng, chúng ta có thể xây dựng các bể nước trên nhà cao tầng được bơm đầy nước để dự trữ cũng như san sẻ với bà con ở thấp hơn. Một số phương pháp đơn giản khác như dự trữ nước sạch trong những chai lọ, cất ở nơi cao nhất để phòng chống lũ quét.
Xử lý nước đơn giản tại nhà
Bước 1: Lựa chọn thời điểm hứng nước mưa
Mùa lũ tuy không thiếu nước, nhưng lại hiếm nước sạch. Thay vì sử dụng nước lũ hoặc nước sông ngòi bị ô nhiễm thì bạn hãy hứng nước mưa để sử dụng. Nên sử dụng lượng nước mưa được hứng vào cuối trận mưa, bởi lúc này nước mưa tương đối sạch, ít chứa axit và chất độc hại nhất.
Bước 2: Lọc nước bằng phèn chua
Phèn chua có công dụng làm trong nước, rất cần thiết trong việc xử lý nước bị đục mỗi lần nước lũ tràn về.
Liều lượng sử dụng: 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
Trong trường hợp lấy nguồn nước quá đục, có chứa nhiều cặn thì trước khi lọc bằng phèn chua thì nên lọc trước bằng các lớp vải màn để loại bỏ bớt cặn bẩn. Nhưng thật chất phương pháp làm sạch nước bằng phèn chua thì lượng nước này chỉ nên dùng để vệ sinh cơ thể, tắm gội hoặc giặt quần áo, không nên dùng để uống.
Bước 3: Nấu (đun) sôi nước
Trong tình trạng nhà bếp vẫn còn gas hoặc điện trong nhà vẫn đang hoạt động, thì bạn nên đun sôi nước mỗi khi sử dụng vì nguồn nước mưa lúc này sẽ bị nhiễm bẩn hơn bình thường. Sau khi đun thì vải bông y tế hoặc vải màn sạch để lọc lại các kim loại nặng hay chất độc hại rồi mới đem đi sử dụng.
Lắp đặt hệ thống lọc nước
Mùa nước lũ mỗi năm đều có, vì thế các hộ gia đình hãy chủ động hơn để có nước sạch dùng trong trường hợp này. Trang bị hệ thống lọc nước để luôn có nguồn nước sạch, với những công nghệ lọc hiệu quả nhất hiện nay là công nghệ lọc Nano và công nghệ lọc RO. nước sau khi được xử lý qua 2 công nghệ lọc này có thể dùng để uống trực tiếp mà không lo nguy hại cho sức khỏe.