Ông Nguyễn Việt Hưng (Lào Cai) muốn xây dựng trại gà thả đồi theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên ông chỉ có khả năng làm với quy mô nhỏ dưới 1.000 con gà. Vậy, ông có thể đăng ký tham gia tiêu chuẩn VietGAP không? Nếu được thì sau khi tham gia VietGAP ông sẽ có những quyền lợi hay nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 21 và Phụ lục V Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi thì quy mô của gia đình ông Nguyễn Việt Hưng dưới 10 đơn vị vật nuôi là quy mô nông hộ.
Như vậy, khi gia đình ông đăng ký, thực hiện áp dụng VietGAHP cho chăn nuôi phải theo Quyết định 2509/QĐ-BNN-CN ngày 22/6/2016 về việc ban hành Quy chế chứng nhận và Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ.
Thông tin về các tổ chức đánh giá chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi nông hộ có thể liên hệ trực tiếp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi ông sinh sống hoặc có thể truy cập vào danh sách các tổ chức chứng nhận VietGAP trong chăn nuôi để biết các tổ chức được Cục Chăn nuôi chỉ định Tổ chức đánh giá chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi.
Trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 21 Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
Quyền hạn: Sử dụng mã số chứng nhận, logo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc logo hoặc dấu hiệu của Tổ chức chứng nhận theo thỏa thuận với Tổ chức chứng nhận; Giấy chứng nhận cơ sở chăn nuôi theo VietGAP có hiệu lực trong vòng 2 năm (24 tháng); sản phẩm tạo ra khi áp dụng chăn nuôi theo VietGAP sẽ có các chỉ tiêu năng suất cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, giảm thiểu bệnh, có giá thành hạ, tạo sản phẩm cạnh tranh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm, dễ tiếp cận với các doanh nghiệp để liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm.