Khu công nghiệp và khu chế xuất có gì khác nhau?

Khu công nghiệp và khu chế xuất có gì khác nhau?

Trong những năm gần đây, thị trường cho thuê nhà xưởng đang rất sôi động. Nhiều “ông chủ” sang Việt Nam để tìm vị trí đặt nhà xưởng tiêu chuẩn và phát triển thị trường. Thông thường, khi sang tìm kiếm nhà xưởng thuê, các Doanh nghiệp thường tìm đến những khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, cũng không ít Doanh nghiệp phải cất công đi tìm nhà xưởng ở những khu chế xuất đặc trưng. 

Trên thực tế, các khu công nghiệp tập trung thì phổ biến, dễ tìm kiếm hơn các khu chế xuất. Câu hỏi đặt ra là tại sao Doanh nghiệp nhất định phải lựa chọn thuê xưởng chế xuất hoặc thuê xưởng khu công nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ so sánh sự khác nhau giữa khu chế xuất và khu công nghiệp. 

Khu chế xuất có gì khác với khu công nghiệp?

1. Phân biệt khái niệm khu chế xuất và khu công nghiệp

Nhìn chung, khu chế xuất và khu công nghiệp Việt Nam đều là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng lãnh thổ khác. Đặc biệt, những vị trí này đều không có dân cư sinh sống. Đây là những nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất và phục vụ sản xuất. Các mô hình này được thành lập theo quy định của Nhà nước Việt Nam. Chúng hoạt động theo một quy chế riêng. 

Tuy nhiên, bản chất phục vụ của hai khu này lại không hoàn toàn giống nhau.

Khu công nghiệp là gì? Khu công nghiệp được hiểu đơn giản khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. Tại đây doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài đều có thể hoạt động.

Khu chế xuất là gì? thì có mục đích chuyên dụng hơn. Đây là khu công nghiệp dành riêng cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đó có cả các Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu

2. Khu chế xuất và khu công nghiệp khác nhau về mục tiêu thành lập

Khu công nghiệp được xây dựng nên với mục tiêu phổ cập các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy loại hình này mở ra để thu hút các Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Do đó các Doanh nghiệp của Việt Nam, Hàn Quốc hay Nhật Bản đều có thể lựa chọn thuê xưởng ở các khu công nghiệp. Tuy nhiên các khu chế xuất lại có phần hạn chế hơn. Chúng được thành lập chỉ để thu hút các Doanh nghiệp nước ngoài. 

3. Tính chất ranh giới địa lý

Đây được xem là điểm khác nhau đặc trưng nhất giữa 2 khu này. Ranh giới địa lý của nhà xưởng thuê khu công nghiệp đơn thuần được xác lập bằng hệ thống hàng rào.

Ngược lại, trong khu chế xuất ranh giới địa lý các Doanh nghiệp chính là biên giới hải quan và thuế quan của một nước. Khu chế xuất phải có hàng rào thuế quan tách biệt hoàn toàn với những doanh nghiệp bên ngoài. Do đó chúng hoạt động độc lập. 

Chính vì vậy, trường hợp một vài Doanh nghiệp không thể tìm được xưởng thuê trong khu chế xuất. Họ buộc phải đến các khu công nghiệp để tìm kiếm. Khi xây dựng nhà xưởng ở ngoài khu chế xuất, mô hình nhà xưởng phải có hàng rào, tách biệt với đơn vị khác. Ngoài ra xưởng còn được kiểm soát bằng camera an ninh của các đơn vị hải quan. 

khu chế xuất

Khu chế xuất sẽ không có ranh giới như là tường rào của khu công nghiệp

4. So sánh chính sách ưu đãi của khu chế xuất và khu công nghiệp

Các khu công nghiệp là mô hình sản xuất phổ thông. Chính vì vậy, các chính sách ưu đãi cho các khu công nghiệp chỉ ở mức cơ bản nhất định. Ví dụ như đối với khu công nghiệp ở các tỉnh thành không phải đô thị loại 1 thì chính sách ưu đãi phổ biến nhất là giảm thuế hai năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo.

Còn đối với các khu chế xuất, những doanh nghiệp này có nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Chính vì vậy, Doanh nghiệp tại đây được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt. 

Doanh nghiệp ở khu chế xuất được tự do nhập khẩu không giới hạn số lượng nguyên vật liệu. Không chỉ vậy những Doanh nghiệp này không phải nộp thuế doanh thu, thuế xuất khẩu cho những mặt hàng sản xuất ra và xuất khẩu.

Ngoài ra ở đây Doanh nghiệp còn được hỗ trợ làm các thủ tục hải quan nhanh chóng. Kể cả quá trình nhập nguyên vật liệu hay xuất khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp được sử dụng cơ sở hạ tầng tốt và được trợ cấp giá điện nước. 

Như vậy, tùy vào sản phẩm và mục đích kinh doanh, vận hành của mình doanh nghiệp khi đi thuê xưởng sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, dù chọn khu vực nào bạn cũng nên có những kiến thức cần thiết. Nhờ đó quá trình tìm nhà xưởng thuê được thuận tiện. 

4 Khu chế xuất Việt Nam tiêu biểu

Các khu chế xuất thường được tập trung đông ở những vị trí đắc địa và là “đầu tàu” của cả khu vực như TP.HCM, Hà Nội, Hà Nam,… Dưới đây là 4 khu chế xuất lớn tiêu biển tại Việt Nam 2020:

1. Khu chế xuất Linh Trung 1 – Thủ Đức, TP.HCM

2. Khu chế xuất Linh Trung 2

3. Khu chế xuất Linh Trung 3

4. Khu chế xuất Tân Thuận – Quận 7, TP.HCM

Hy vọng với bài viết trên, bạn đã phần nào phân biệt được sự khác nhau giữa khu công nghiệp và khu chế xuất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *