Kiểm nghiệm thực phẩm – Tổng hợp các thông tin cần biết

Kiểm nghiệm thực phẩm – Tổng hợp các thông tin cần biết

Kiểm nghiệm thực phẩm là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà nước. Để tìm hiểu chi tiết các thông tin về kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Kiểm nghiệm thực phẩm là gì?

Theo Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010 của Quốc hội, kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn có liên quan đối với sản phẩm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chế biến thực phẩm, chất hỗ trợ, phụ gia thực phẩm, bao bì, dụng cụ, dụng cụ chứa đựng thực phẩm.

Kiểm nghiệm thực phẩm đánh giá sự phù hợp của sản phẩm
Kiểm nghiệm thực phẩm là hoạt động kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm

Lý do cần kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm

Nếu bạn muốn chắc chắn thực phẩm là thực phẩm an toàn, bạn cần kiểm tra xem thực phẩm có chứa bất kỳ chất gây ô nhiễm nào sau đây không:

  • Tác nhân hóa học: Bất kỳ hóa chất nào, kể cả thuốc kháng sinh và thuốc trừ sâu, đã tiếp xúc trước khi thử nghiệm.
  • Tác nhân vật lý: Mục đích của thử nghiệm này là để xác nhận rằng thực phẩm không chứa bất kỳ vật thể lạ nào.
  • Tác nhân sinh học: Kiểm tra, xét nghiệm các loại vi khuẩn gây hại cho người tiêu dùng nếu cơ thể hấp thụ như vi khuẩn, nấm.

Thông quan việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không. Bên cạnh đó, việc kiểm nghiệm thực phẩm là bắt buộc trong quá trình sản xuất.

Kiểm nghiệm thành phẩm và bán thành phẩm để xác nhận phương pháp sản xuất tối ưu và an toàn thực phẩm. Trước khi tiến hành công bố nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu và thực phẩm sản xuất trong nước phải thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ. Hơn nữa, kết quả thử nghiệm cũng cho thấy những tính năng vượt trội của sản phẩm.

Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm
Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm là yếu tố vô cùng cần thiết

Các thực phẩm có quy chuẩn chỉ tiêu kiểm nghiệm

Hiện Bộ Y tế đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật kiểm nghiệm sản phẩm, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm. Cơ sở kiểm nghiệm khi kiểm nghiệm các loại thực phẩm này phải tuân thủ các chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm này để kết quả kiểm nghiệm được công nhận và có giá trị.

Các loại thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng bao gồm:

  • Nước uống, nước sinh hoạt;
  • Nước đá hòa tan;
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa;
  • Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
  • Nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai, nước giải khát và đồ uống có cồn;
  • Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em;
  • Thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng;
  • Chất dùng để thêm vào thực phẩm;
  • Thực phẩm phụ gia;
Thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm thực phẩm
Các loại thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm thực phẩm

Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm

Quy định về kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm bao gồm:

  • Xét nghiệm chất lượng thực phẩm để xác định độc tính trong thực phẩm: Đây là khâu quan trọng để xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm. Các xét nghiệm xác định độc tính phải được thực hiện theo quy định quản lý an toàn thực phẩm quốc gia.
  • Kiểm nghiệm thực phẩm công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường: Nghị định 15 của Chính phủ năm 2018 giúp doanh nghiệp đơn giản hóa thủ tục đăng ký quảng cáo thực phẩm dễ dàng hơn. Sau khi có kết quả kiểm tra tiêu chuẩn và tự công bố sản phẩm, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến và nhận kết quả trên website của Cục ATTP.
  • Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, nhập khẩu: Các tiêu chí thử nghiệm phải được xây dựng theo tiêu chuẩn và được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được quốc tế công nhận để đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các quy định và được phép thuận lợi.
  • Xét nghiệm thực phẩm để kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất: Đây là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn thực phẩm khi sản phẩm ra thị trường.
  • Thanh tra ATTP phục vụ quản lý nhà nước: Đây là một trong nhiều thủ tục được chính phủ đưa ra nhằm đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn cho người tiêu dùng. Qua đây, các thanh tra viên sẽ tiến hành lấy mẫu, xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế chỉ định.
Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Việc kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm được quy định rõ ràng

Quy trình kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm

Trước khi thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm, bạn phải cung cấp: Mẫu sản phẩm để kiểm tra; Tên sản phẩm; Phiếu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; Địa chỉ công ty; Tên công ty; Người gửi.

Dưới đây là quy trình kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm phổ biến:

  • Bước 1: Xác định các tiêu chí cần kiểm tra;
  • Bước 2: Lấy mẫu thực phẩm và mang đi xét nghiệm
  • Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm;
  • Bước 4: Hỗ trợ thực hiện mọi thủ tục xin giấy chứng nhận ATTP và quảng cáo thực phẩm nếu có.
  • Bước 5: Giảm giá cho khách hàng các dịch vụ.

Thời gian giải quyết chỉ từ 02 đến 07 ngày (tuỳ theo tiêu chí và tính chất của sản phẩm).

Quy trình kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm
Thực hiện quy trình kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm

Phạt vi phạm khi không chấp hành kiểm nghiệm thực phẩm

Nếu công ty chưa chấp hành nghiêm túc quy định về kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm định kỳ khi bị thanh tra an toàn thực phẩm phát hiện thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 178/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 21: Hành vi vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống trong các ngành: Chế biến suất ăn sẵn, căng tin phục vụ kinh doanh dịch vụ ăn uống; bếp ăn chung; nhà bếp, nhà hàng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và nhà hàng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm sau đây:

  • Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm;
  • Không xét nghiệm nguồn nước định kỳ theo quy định;

Điều 26: Vi phạm quy định khác về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không duy trì kiểm soát chất lượng và thử nghiệm sản phẩm định kỳ theo yêu cầu.

Phạt vi phạm khi không chấp hành kiểm nghiệm thực phẩm
Nếu không chấp hành kiểm nghiệm thực phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về quy định cùng với quy trình kiểm nghiệm thực phẩm. Hy vọng với những kiến thức này bạn có thể áp dụng hiệu quả vào công việc của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *