Kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Quản lý sản xuất hiệu quả giúp doanh nghiệp có sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, giảm thiểu tối đa rủi ro, hạn chế được nhiều chi phí không đáng có. Bài viết viết chia sẻ đến bạn đọc kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả.

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quy trình quản lý sản xuất trong doanh nghiệp gồm 4 công đoạn chính:

Đánh giá năng lực sản xuất: Việc đánh giá năng lực sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp xác định được size thị trường tiềm năng của mình cần đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có sự đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp, có đáp ứng được hay không và đáp ứng ở mức độ nào?

Hoạch định nhu cầu về nguyên vật liệu: Dựa theo đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý cần phải đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện việc sản xuất theo kế hoạch.

Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.

Quản lý chất lượng sản phẩm: Sản phẩm chính là bộ mặt thương hiệu của doanh nghiệp bạn, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu.

kinh nghiệm quản lý sản xuất

5 kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả

1.Hình thành mô hình quản lý

Trước khi tiếp nhận công việc quản lý sản xuất trong một doanh nghiệp, bạn cần phải có kế hoạch làm việc chi tiết. Hình thành cho mình một mô hình, một cơ cấu quản lý giúp bạn có những hình dung tổng quát nhất về công việc của mình. Nhờ đó, khi thực hiện bạn sẽ không bỏ qua những công việc quan trọng, bạn có thể quan sát và quản lý chi tiết, tổng thể nhất.

2.Trao quyền cho người khác

Đối với những doanh nghiệp lớn, số lượng nhân công nhiều và quy mô cơ sở sản xuất lớn khiến cho công việc quản lý ngày càng trở nên phức tạp. Hãy trao quyền và chia sẻ công việc cho những người khác mà bạn tin tưởng. Hãy để họ gánh vác một phần trách nhiệm công việc. Điều này giúp cho công việc của bạn nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn. Trao quyền cho người khác cũng giúp nâng cao hiệu quả quản lý. Bởi một mình người quản lý sẽ không thể bao quát hết mọi vấn đề trong doanh nghiệp. Có sự trợ giúp của người khác, với những quan sát tỉ mỉ hơn, thực tế hơn sẽ giúp việc quản lý được chính xác và khoa học.

3.Thường xuyên kiểm tra, giám sát

Cho dù bạn tin tưởng vào khả năng giám sát của mình hay tin tưởng vào ý thức làm việc của người khác, việc thường xuyên kiểm tra cũng là điều nên có. Thực tế những lần thị sát, kiểm tra trực tiếp sẽ cho bạn cái nhìn thực tế hơn, toàn diện và khách quan hơn về chất lượng công việc trong xưởng sản xuất. Từ đó, bạn có thể định hình những kế hoạch, chiến lược phát triển hơn nữa trong tương lai. Dù không có nhiều thời gian, bạn cũng nên thực hiện việc này định kỳ. Nó sẽ giúp bạn tránh được những thất thoát, sai sót thường nảy sinh trong quá trình làm việc.

4.Thường xuyên báo cáo, thống kê

Báo cáo, thống kê tình hình làm việc, sản xuất, tình hình xuất nhập, hàng tồn đọng trong kho,… Những công việc đó giúp bạn kiểm soát được tình hình làm việc của doanh nghiệp để có kế hoạch điều chỉnh, đề ra kế hoạch, chiến lược phát triển tốt hơn trong tương lai. Thường xuyên báo cáo, thống kê giúp cũng giúp cho đội ngũ công nhân làm việc có trách nhiệm hơn, có định hướng hơn. Nhờ đó tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

kinh nghiem quan ly san xuat 2

Kinh nghiệm quản lý sản xuất hiệu quả

5.Sử dụng công cụ quản lý hiệu quả

Khi những giải pháp truyền thống không còn mang lại nhiều hiệu quả, sự xuất hiện của công nghệ hiện đại là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. Trong xu thế cả nhân loại đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thay đổi và sử dụng công nghệ hiện đại là điều vô cùng cần thiết. Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, bạn được hỗ trợ thực hiện các công việc sau:

Quản lý hệ thống dữ liệu trong quá trình sản xuất chính xác, khoa học

Tự động tính toán danh mục vật tư, đơn giá thành phẩm, thời gian, hiệu quả làm việc của nhân viên,…

Phần mềm tự động cảnh báo, thông báo tới người sử dụng trong những tình huống cần thiết.

Phần mềm hỗ trợ người sử dụng tạo báo cáo năng suất làm việc với nhân công thông qua hệ thống biểu đồ.

Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn phần mềm hỗ trợ sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ. Giới thiệu phần mềm 3S ERP hỗ trợ DN quản trị tổng thể. Phân hệ Quản lý sản xuất – Tính giá thành sản phẩm kết nối quy trình quản lý từ đơn đặt hàng bán hoặc kế hoạch kinh doanh; khai báo và quản lý BOM; hoạch định nhu cầu vật tư; cập nhật và kiểm soát tiến độ sản xuất; thống kê sản lượng theo kế hoạch sản xuất/lệnh sản xuất, vận hành quy trình kiểm tra/đánh giá chất lượng sản phẩm; kiểm soát tiêu hao vật tư,… giúp ban lãnh đạo kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả, năng lực hoạt động quản lý sản xuất của doanh nghiệp.

Kết hợp cùng giải pháp phần mềm ERP ( 3S ERP) sẽ trở thành trợ thủ đắc lực cho các Nhà lãnh đạo trong việc quản trị Doanh nghiệp. Việc sử dụng hệ thống phân hệ Quản lý sản xuất – Tính giá thành sản phẩm vào công tác quản trị sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động và kiểm soát tốt hoạt động sản xuất của mình, nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh và từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *