Sau khi sinh con, thể trạng của sản phụ còn yếu, cần nghỉ ngơi và bổ sung đầy đủ dưỡng chất để sức khỏe sớm hồi phục. Mẹ sau sinh ăn dừa nước được không? Nên ăn với liều lượng như thế nào? Chondungnhat sẽ cùng mẹ tìm hiểu những thông tin về việc ăn dừa nước sau khi sinh qua bài viết này.
Là một loại cây đặc trưng của miền Tây Nam Bộ, dừa nước rất được yêu thích bởi sự thơm ngon, dai dẻo. Thịt trái dừa nước mềm, màu trắng, vị ngọt thơm, tính mát. Người ta thường dùng dừa nước để làm các món ăn vừa ngon miệng lại thanh nhiệt, giải khát.
Dừa nước có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng liệu sau sinh ăn dừa nước được không? Mẹ hãy xem qua những chia sẻ và lưu ý khi ăn loại quả này sau khi sinh em bé.
Giá trị dinh dưỡng của quả dừa nước
Dừa nước là tên gọi của một loại cây sinh sống ở ven sông, các kênh rạch nước lợ. Lá cây có hình lược giống như lá dừa, thân và rễ mọc trong lòng đất, phần cuống hoa và lá nổi lên trên. Hoa dừa nước mọc thành cụm hình cầu.
Sau khi được thụ phấn, các trái dừa nhỏ sẽ mọc ép vào nhau tạo thành buồng lớn, mỗi buồng 40 – 60 quả. Khi ăn, người ta sẽ tách đôi vỏ từng quả dừa nước nhỏ ra để lấy phần cơm bên trong màu trắng, mềm thơm.
So với quả dừa thông thường, dừa nước chứa nhiều thành phần dưỡng chất hơn cả. Dừa nước cung cấp hàm lượng lớn chất đạm, chất béo, vitamin C, đường cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Giải đáp: Sản phụ sau sinh ăn dừa nước được không?
Dừa nước có vị ngọt, thơm, tính mát, không độc nên được đánh giá là khá lành tính. Trong Đông y, ăn dừa nước giúp giải nhiệt, tăng cường khí lực, nhuận nhan sắc, cầm máu.
Dừa nước thậm chí còn được dùng để chữa chảy máu cam, nóng trong người, cảm nắng, tiểu tiện kém. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng, mẹ sau sinh em bé hoàn toàn có thể ăn dừa nước với một lượng hợp lý, không ăn quá nhiều.
Vùng bụng của mẹ sau khi sinh còn yếu, chưa kể mẹ đã trải qua một cuộc sinh nở mệt mỏi, khó khăn. Vì thế, sản phụ không nên ăn dừa nước ngay sau khi sinh. Bạn có thể đợi từ 2 tuần đến 1 tháng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ rồi mới thưởng thức món ăn ngon miệng này.
Theo y học hiện đại, ăn dừa nước sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe bao gồm:
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2: Quả dừa nước có chứa hàm lượng axit amino phong phú giúp làm tăng độ nhạy cảm với insulin, ngăn chặn hấp thu đường. Nhờ đó, cơ thể sẽ hạ đường huyết, ngăn ngừa bệnh tiểu đường biến chứng.
- Phòng ngừa táo bón: Chất lỏng, vitamin, chất xơ cùng khoáng chất thiết yếu trong dừa nước hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, duy trì chất lỏng trong ruột kết, giảm thiểu nguy cơ sản phụ bị táo bón.
- Hạ áp: Hàm lượng axit lauric và kali dồi dào trong dừa nước có tác dụng làm giãn mạch, điều hòa huyết áp.
- Ổn định huyết áp: Sau khi sinh, mẹ có nguy cơ bị huyết áp cao và béo phì. Dừa nước chứa các khoáng chất, chất điện giải đóng vai trò giữ cho huyết áp của mẹ ổn định.
- Ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa: Thành phần axit lauric trong dừa nước sau khi được cơ thể dung nạp sẽ chuyển thành monolaurin giúp ức chế vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại ở đường ruột. Nhờ đó, mẹ sẽ giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về đường tiết niệu: Dừa nước có công dụng làm loãng nước tiểu, tan sỏi thận. Do đó, ăn dừa nước sẽ giúp điều trị và phòng ngừa bệnh về đường tiết niệu cho sản phụ sau khi sinh con.
- Làm đẹp da: Mẹ sau sinh ăn dừa nước sẽ hỗ trợ duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa lão hóa.
Một số món ăn bồi bổ sức khỏe từ dừa nước
Mẹ có thể tham khảo một số cách chế biến dừa nước thơm ngon, bổ dưỡng dưới đây:
- Dừa nước dầm đá đường: Bạn hãy cho thịt dừa nước, một chút dầu chuối, nước đường, đá vào trộn lên. Món nước giải khát này giúp thanh nhiệt, giảm nóng, phòng ngừa cảm nắng.
- Mứt dừa nước: Sau khi lấy thịt quả dừa nước ra, bạn hãy để thật ráo, trộn đều với đường trắng và để trong vòng 10 phút. Kế tiếp, bạn nấu hỗn hợp trên lửa nhỏ đến khi thấy đường hơi sền sệt, đổ thêm vào một ít nước cốt chanh rồi sên đến khi mứt khô hoàn toàn. Mứt dừa nước dẻo, thơm lại tốt cho sức khỏe, có thể ăn thay thế các loại mứt khác.
- Chè dừa nước: Đây là món ăn đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp hơn nhưng thành quả lại hết sức ngon miệng. Bạn hãy ướp dừa nước với đường, sau đó nấu với nhãn nhục, hạt sen, đậu xanh, nấm tuyết. Chè dừa nước giòn ngọt, bùi béo giúp cho món ăn thêm phần kích thích vị giác.
Lưu ý để ăn dừa nước sau sinh đúng cách
Bên cạnh câu hỏi sau sinh ăn dừa nước được không, sản phụ cũng cần biết liều lượng ăn dừa nước hợp lý để tránh gây hại cho sức khỏe. Bất kỳ loại thực phẩm nào dù tốt đến đâu nhưng nếu không được sử dụng đúng cách cũng đều phản tác dụng. Chính vì thế, mẹ sau khi sinh nên lưu ý:
- Dừa nước không có độc nên mẹ có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món giải khát thanh nhiệt. Mỗi tuần, mẹ có thể dùng 100 – 300g.
- Người có thể trạng âm với các biểu hiện da xanh tái, hay tiêu chảy, ăn uống chậm tiêu, bắp thịt mềm, ít khát nước, cử động chậm chạp không nên ăn dừa nước.
- Việc dùng dừa nước quá nhiều có thể khiến bạn bị đầy bụng, ớn lạnh, khó chịu, buồn nôn. Khi đó, mẹ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế, báo với bác sĩ để được xử lý càng sớm càng tốt.
- Thời gian giữa các lần ăn dừa nước cần cách nhau vài ngày. Khoảng thời gian này sẽ giúp mẹ xem xét các phản ứng dị ứng có khả năng xảy ra khi bé bú mẹ và hỗ trợ cân bằng dưỡng chất cho mẹ sau khi sinh.
- Nên ăn dừa nước vào buổi sáng, tránh sử dụng vào buổi tối để cơ thể không bị khó tiêu, đầy hơi.
- Không nên ăn dừa nước để lâu, bị biến chất hoặc trái dừa nước đã cũ, chuyển màu, bị hư thối.
- Không ăn dừa nước khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi hoặc ớn lạnh.
- Kết hợp bổ sung dinh dưỡng hợp lý bằng cách đa dạng hóa các loại thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm chất để cơ thể chóng hồi phục, có đủ sữa cho bé bú.
Quả dừa nước với hương vị thơm ngon là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên từ Chondungnhat đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc sau sinh ăn dừa nước được không. Bên cạnh việc ăn dừa nước, bổ sung dinh dưỡng thì mẹ cũng cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh để cơ thể sớm khỏe khoắn để chăm sóc bé yêu nhé!