Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam: giải pháp hiệu quả

Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam: giải pháp hiệu quả

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp đã có những bước phát triển mới. Việc phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam hiện nay ra sao, cần những giải pháp nào để thúc đẩy nông nghiệp phát triển? 

Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển nông nghiệp với nguồn nước dồi dào, đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.

Tuy vậy, những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, xâm nhập mặn… đã khiến việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Trong bối cảnh hội nhập, thị trường thế giới rộng mở, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường, yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.

Thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam rất tiềm năng nhưng rủi ro cao khi giá cả nông sản trên thế giới thay đổi thất thường. Chất lượng nông sản và việc truy xuất nguồn gốc nông sản là một trong những khó khăn lớn đối với nền nông nghiệp Việt Nam.

Thế nào là nông nghiệp thông minh?

Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại như IoT, robot, máy bay không người lái, trí tuệ nhân tạo… để quản lý trang trại nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng nông sản.

Nông nghiệp thông minh ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây

Phát triển nông nghiệp thông minh là xu hướng trên toàn thế giới, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những năm gần đây, Việt Nam bước đầu đưa công nghệ vào sản xuất, các thiết bị phun tưới được kết nối Internet vận hành thông qua điện thoại. 

Tại Đà Lạt, hệ thống nhà lưới trồng rau với ánh sáng đèn LED đang được áp dụng và bước đầu đã mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Đà Lạt cũng là địa phương đi đầu trong việc xây dựng hệ thống trồng rau thủy canh hoàn toàn tự động, vừa cung cấp nông sản sạch vừa phục vụ tham quan du lịch.

Tại đây có những vườn hoa được tưới nước hoàn toàn bằng hệ thống tự động đã được thiết lập sẵn, thiết bị cảm biến được lắp đặt cung cấp thông tin về độ ẩm, lượng nước tưới và thời gian tưới.

Bên cạnh đó, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn GAP bao tiêu đầu ra cho nông sản, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm cung cấp cho các siêu thị đã và đang phát triển.

Đối với việc trồng lúa, ở nhiều địa phương đã đưa công nghệ vào các công đoạn gieo cấy, phun thuốc trừ sâu, thu hoạch. Ở những vùng trồng lúa cánh đồng lớn đã tiến hành phun thuốc trừ sâu bệnh bằng máy bay tăng độ chính xác, giảm sức người, tiết kiệm thời gian, chi phí và tiến đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một mô hình nông nghiệp thông minh hoàn chỉnh đúng khái niệm. Để phát triển nông nghiệp thông minh, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp như:

  • Sự trợ giúp của Chính phủ hướng Việt Nam theo nông nghiệp công nghệ cao; 
  • Tái cơ cấu lại nền nông nghiệp; 
  • Quy hoạch vùng để phù hợp với loại cây trồng và điều kiện tự nhiên; 
  • Đào tạo nguồn nhân lực tiếp cận công nghệ cao, hiểu biết và vận hành; 
  • Mở rộng hợp tác quốc tế cập nhật đổi mới công nghệ từ nước ngoài; 
  • Xây dựng và quảng bá thương hiệu có sự cạnh tranh trên thế giới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *