Nguồn nước sinh hoạt của hầu hết các gia đình ở thành phố và nông thôn hiện nay là nước máy. Có một số gia đình vẫn dùng nước giếng khoan nhưng không nhiều. Nước máy an toàn khi dùng trong sinh hoạt nhưng nước máy đun sôi có uống được không?
Nước máy là nước do nhà máy cung cấp thông qua hoạt động của hệ thống lọc nước. Sau đó, theo đường ống nước cung cấp đến các hộ gia đình cho mục đích sinh hoạt. Hiện nay, nhà nước vận động, hỗ trợ lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt tại nhà cho các gia đình.
Nước máy giúp lọc sạch cặn bẩn, vi khuẩn,… để dùng trong sinh hoạt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc liệu nước máy đun sôi có uống được không, uống nước đun sôi để nguội có tốt không? Theo dõi bài viết dưới để có câu trả lời.
Tìm hiểu về nước máy
Trước khi sử dụng nước máy cho sinh hoạt hoặc nấu ăn. Bạn nên biết nguồn gốc và tính chất của nước máy. Từ đó mới giải thích được nước máy đun sôi có uống được không. Nước máy có thực sự sạch an toàn cho sức khỏe con người không?
Nước máy là gì?
Nước máy là nguồn nước được nhà máy xử lý nước thực hiện loại bỏ thành phần ô nhiễm. Sau đó bơm qua hệ thống phân phối nước đến nơi tiêu thụ. Trong nhà máy xử lý nước, nước được làm sạch các tạp chất như bụi bẩn, kim loại nặng, chất thải rắn,… Nhờ hệ thống lọc và lắng, nước máy không màu và vô trùng được vận chuyển đến các hộ tiêu dùng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Nguồn nước đầu vào của nước máy là nước sông hoặc nước ngầm. Vì đây là nguồn có trữ lượng lớn nên có thể cung cấp đủ năng lượng cho toàn bộ các hộ gia đình trong cùng thành phố hoặc khu vực. Ngoài ra, nước sông và nước ngầm ổn định nên chất lượng nước đầu ra sẽ tốt hơn.
Thành phần trong nước máy
Nước máy để cung cấp cho người dân sử dụng phải tuân thủ quy chuẩn về chất lượng nguồn nước sinh hoạt do Bộ Y tế ban hành. Nước máy phải đạt tiêu chuẩn để đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Hầu như tất cả các quy trình xử lý nước đều phải khử trùng. Trong đó hóa chất clo được sử dụng phổ biến để tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong nước. Và nồng độ clo cần được đảm bảo ở mức độ lọc sạch vi khuẩn trong nước. Kết quả là nước máy có mùi hơi khó chịu.
Clo dư thừa cũng gây tác hại cho cơ thể con người nếu nồng độ vượt quá 0.3mg/l. Người dùng có thể mắc các bệnh da liễu như khô da, ngứa, nổi mẩn. Sử dụng nước có hàm lượng clo dư cao kéo dài khiến tóc khô và dễ gãy rụng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, dị ứng hoặc hen suyễn có thể xảy ra. Do đó, không nên sử dụng nước máy trực tiếp để uống hoặc chế biến, sản xuất.
Nước máy đun sôi có uống được không?
Nước máy có uống trực tiếp được không?
Nước máy tương đối sạch, nhưng mức độ tinh khiết của nước khác nhau tùy thuộc vào hệ thống xử lý nước và đường ống dẫn nước.
Tại các nước phát triển, nước được xử lý bằng công nghệ hiện đại và được dẫn qua hệ thống đường ống nước chất lượng cao, độ bền cao. Do đó, nước máy ở những quốc gia này có thể uống trực tiếp từ vòi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ thống xử lý nước và đường ống chưa được tốt. Đường ống không được bảo trì, thay thế nhiều năm có nguy cơ rỉ sét làm nhiễm bẩn nước máy.
Những chất độc này không được loại bỏ trước khi uống sẽ âm thầm tích tụ trong cơ thể và gây bệnh cho người sử dụng. Tóm lại là nước máy ở Việt Nam tương đối sạch, có thể dùng để tắm, rửa chén, giặt quần áo,… nhưng uống trực tiếp thì chưa an toàn.
Nước máy đun sôi có uống được không?
Khi nước sôi ở 100 độ C có thể tiêu diệt 99% vi khuẩn có trong nước máy. Tuy nhiên, nếu không sử dụng hết trong ngày mà để lâu khoảng vài ngày, nước có nguy cơ tái nhiễm khuẩn trở lại, vi sinh vật có thể xâm nhập trở lại vào nước sôi để nguội. Ngoài ra, sử dụng nước đun sôi nhiều lần cũng gây ra những hậu quả to lớn.
Đặc biệt, nước máy chứa clo và đun sôi sẽ biến clo thành chloroform gây tổn thương cho mạch máu, hệ thần kinh và đường tiêu hóa,… Vì vậy, không nên uống nước máy đun sôi lâu dài vì ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Dùng nước máy để nấu ăn được không?
Nước máy có thể chứa clo dư, kim loại nặng, phèn, vi khuẩn nếu không được xử lý tại nhà máy. Do đó, bạn không nên sử dụng nước máy để nấu ăn khi chưa lọc các chất ô nhiễm này.
Những lưu ý khi sử dụng nước máy sinh hoạt
Khi sử dụng nước máy trong sinh hoạt, bạn cần lưu ý những điều sau:
Không uống nước máy trực tiếp tại vòi
Như đã nói ở trên, nguồn nước máy ở Việt Nam chưa thực sự sạch và an toàn. Khi uống trực tiếp từ vòi, có thể đang uống nước chứa vi khuẩn và tạp chất mà bạn không hề hay biết. Lâu ngày có thể mắc bệnh ngoài da và sỏi thận. Đặc biệt phụ nữ mang thai uống nước máy trực tiếp từ vòi có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Nên đun sôi nước máy trước khi uống
Trước khi sử dụng nước máy để uống, bạn nên đun sôi để tiêu diệt một số vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Điều này đảm bảo nguồn nước an toàn hơn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Không uống nước máy đun sôi để lâu
Nước đun sôi để nguội uống trong bao lâu? Bạn có thể uống nước máy sau khi đun sôi nhưng không nên uống nước máy đun sôi để nguội lâu ngày. Vì có một số loại vi khuẩn vẫn có thể sống sót dù nước đã đun sôi ở 100 độ C. Ngoài ra, nếu nước tiếp xúc quá lâu với không khí sẽ dễ tái nhiễm khuẩn. Nếu uống nước này lâu dài, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng.
Sử dụng thêm máy lọc nước
Để dùng nước máy hiệu quả, bạn nên dùng thêm máy lọc nước tại nhà. Máy lọc nước sẽ giúp loại bỏ kim loại nặng, virus, vi khuẩn,… Nhiều loại máy lọc nước thậm chí còn có các lõi chức năng giúp cân bằng khoáng chất, bổ sung ion kiềm và hydro,… tốt cho sức khỏe.
So với việc sử dụng nước đóng chai, máy lọc nước gia đình giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo về việc nên uống nước đun sôi để nguội hay nước lọc vì mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng.
Nói chung, nước máy đun sôi có uống được không đòi hỏi nguồn nước máy trước khi sử dụng không có vi khuẩn. Tuy nhiên, sử dụng nước máy đun sôi đồng nghĩa với việc chấp nhận những nguy cơ tiềm ẩn về hóa chất trong nguồn nước sinh hoạt. Vì vậy, nếu có thể hãy xử lý nước uống trực tiếp bằng hệ thống lọc nước gia đình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.