Do đặc tính thổ nhưỡng, 100% nước giếng khoan ở Việt Nam đều bị nhiễm phèn. Cùng Chondungnhat tìm hiểu về chi tiết về nguyên nhân, tác hại cũng như cách lọc nước phèn hiệu quả.
I.Nước nhiễm phèn là gì?
Nước nhiễm phèn là nước chứa nhiều muối kim loại như sắt, nhôm mangan…Các muối này được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2, anion phức SeF4-2 và các cation của hai kim loại có hóa trị khác nhau. Nguồn nước nhiễm phèn thường có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thì nước có vị hơi chua.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước giếng khoan bị nhiễm phèn, tuy nhiên có 2 nguyên nhân chính là:
1. Đặc tính Thổ nhưỡng
Với đặc tính thổ nhưỡng ở Việt Nam, 100% nguồn nước giếng bị phèn. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào vùng miền, khu vực và thường gặp ở các vùng đồng bằng. Các vùng trũng, càng gần khu công nghiệp thì mức độ ô nhiễm càng nặng. Các khu vực này không chỉ bị nhiễm phèn mà còn các hóa chất độc hại khác.
2.Thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất
Với tình trạng công nghiệp hóa hiện nay, tình trạng đất, nước bị ô nhiễm hóa chất ngày một cao, hàm lượng các chất như amoni, asen, nitrit, chì…. Trong nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và Cation của 2 kim loại có hóa trị khác nhau (Fe,Al,NH4…). Do đó hàm lượng SO4-2 trong nước cao sẽ khiến nước bị nhiễm phèn nặng.
II.Cách nhận biết nước nhiễm phèn
1.Nhận biết thông qua các vật dụng trong gia đình
Sử dụng nước giếng nhiễm phèn (nhiễm sắt) sẽ khiến quần áo dễ bị mục, các vật dụng tiếp xúc với nước thường xuyên như Vòi nước, thau chậu bằng nhôm, bồn vệ sinh sẽ bị đóng cạnh và có các vệt màu đỏ gạch.
Bên cạnh đó nước nhiễm phèn để lâu ngoài không khí thường chuyển màu vàng có mùi tanh
2.Thử bằng nước chè.
Hòa nước giếng khoan với nước chè, nếu nước chuyển sang màu tím thẩm ngay lập tức thì đấy là dấu hiệu cho thấy nước của gia đình bạn đang bị nhiễm phèn rất cao.
3.Thử bằng nhựa chuối.
Bạn chỉ cần lấy 1 ít nước sau đó nhỏ vào 1 ít nhựa chuối ( mủ của cây chuối), nếu nước ngả mày đậm thì nước đang bị nhiễm phèn.
4.Sử dụng bộ điện phân nước
Khi điện phân sẽ xảy ra quá trình tách các chất rắn hòa tan trong nước như Sắt, Asen, Mangan…Nếu nước chuyển thành màu đỏ gạch thì nước đang bị nhiễm sắt, màu đen tím thì nước nhiễm mangan, asen. Màu càng sẩm thì mức độ nhiễm càng nặng.
III.Tác hại của nước nhiễm phèn
1.Tạo môi trường cho phép vi khuẩn phát triển
Nước nhiễm phèn thường chứa một lượng sắt rất lớn, các hạt sắt nhỏ có thể là vật chủ cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi uống các vi khuẩn này xâm nhâp và lây lan vào trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.
2.Ảnh hưởng đến da
Nước phèn với hàm lượng các khoáng chất kim loại sắt, magie cao có thể làm tắc lỗ chân lông, làm hỏng các tế bào da, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nếp nhăn.
Hàm lượng sắt cao trong nước cũng có thể dẫn đến tình trạng mụn trứng cá, bệnh chàm và tăng các bệnh lý da có sẵn khác. Nếu bạn hoặc người thân đang “vật lôn” với các tình trạng về da thì nguồn nước nhiễm phèn có thể là nguyên nhân mà bạn nên xem xét.
3.Làm hỏng các cơ quan nội tạng
Sử dụng nước nhiễm phèn thường xuyên, khiến cho hàm lượng các kim loại năng trong cơ thể tăng cao, dẫn đến tình trạng quá tải ở các cơ quan. Điều này có thể gây ra nhiều bệnh tật như: tiểu đường, bệnh huyết sắc tố, các vấn đề về dạ dày…Nó cũng có thể gây hại cho gan, tuyến tụy, tim và làm suy yếu các cơ quan.
4.Giảm mùi vị đồ uống và thực phẩm
Nước bị nhiễm phèn thường có vị gắt, khó chịu . Khi được sử dụng để pha bất kỳ đồ uống nào như trà hoặc cà phê…hương vị của chúng sẽ bị ảnh hưởng. Nó cũng làm đen, hỏng hương vị của trái cây, rau và các thực phẩm khác.
5.Vết bẩn và chất nhờn
Một trong những tác hại khó chịu của nước giếng bị nhiễm phèn là những vết bẩn mà nó để lại trên quần áo, bát dĩa, bồn rửa và bồn tắm. Các vết bẩn này sẽ xuất hiện với màu đỏ, vàng hoặc nâu khiến các vật dụng trở nên thô kệch, mất vệ sinh, và các vết bẩn này gần như không thể bị loại bỏ.
IV.Cách cách xử lý nước phèn đơn giản đơn giản hiệu quả
1.Phương pháp Sục khí
Oxy trong khí quyển sẽ dễ dàng oxy hóa sắt có trong nước phèn, mangan thì không dễ bị oxy hóa. Nhưng sử dụng hệ thống sục khí có thể cung cấp đủ oxy hòa tan vào nước để biền đổi các kim loại có trong nước phèn thành các chất rắn. Nước sau đó sẽ được chảy qua hệ thống lọc để loại bỏ các chất rắn này.
Sử dụng không khí để oxy hóa các kim loại trong nước phèn là biện pháp tiết kiệm chi phí, vì không cần mua thêm hóa chất. Tuy nhiên nó tồn tại một số nhược điểm.
Quá trình oxy hóa có thể diễn ra châm khi hàm lượng mangan trong nước phèn cao, đồng thời phương pháp này cũng đòi hỏi một bể chứa nước lớn.
Nếu chất lượng nước thay đổi, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ oxy hóa trong một số trường hợp, quá trình này có thể dừng hoạt động hoàn toàn.
Chỉ xử lý được 1 phần không thể xử lý được toàn bộ
2.Định lượng Clo
Một phương pháp khác để xử lý nước phèn là sử dụng clo để oxy hóa sắt và mangan trong nước thành hydroxit sắt và mangan dioxit ( kết tủa ). Sau đó sử dụng bộ lọc để loại bỏ chúng tra khỏi nước.
Thêm nhiều Clo sẽ tăng tốc độ phản ứng hóa học, tuy nhiên sẽ dẫn đến việc dư thừa clo trong nước. Do vậy khi sử dụng clo để loại xử lý nước phèn, bạn cần phải kết hợp thêm 1 hệ thống xử lý clo dư, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình.
3.Sử dụng tro bếp.
Tro bếp là một vật liệu lọc nước hữu dụng và cực kỳ dễ tìm. Chúng có thể được ứng dụng để xử lý nước bị nhiễm phèn. Khi hòa tan tro bếp vào nước phèn, các phản ứng hóa hóa học giữa tro bếp và các kim loại trong nước sẽ diễn ra, tạo ra các chất kết tủa. Khi kết thúc phản ứng, tro bếp và các chất có hại sẽ đọng xuống dưới đáy chậu. Bạn chỉ cần lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn và sử dụng.
Cần lưu ý rằng đây chỉ là phương pháp sơ lọc, chỉ nên áp dụng khi bạn không còn giải pháp nào khác, và nguồn nước này cũng sẽ không an toàn để bạn có thể uống.
4.Sử dụng vôi để khử tẩy các kim loại trong nước phèn
Vôi khi cho vào trong nước sẽ tạo thành môi trường kiềm, giúp tạo kết tủa với các kim loại có trong nước, các kết tủa thường ở dạng kết tủa tạo bông lắng xuống đáy của bể chứa. Phương pháp này có thể sử dụng cho cả nước ngầm và nước bề mặt. Được áp dụng phổ biến ở các nhà máy xử lý nước sinh hoạt.
5.Sử dụng phèn chua
Xử lý nước phèn bằng phèn chua, bạn chỉ cần cho liều lượng 1g vào khoảng 20 lít nước. Sau đó, khuấy đều cho phèn chua tan hết, đợi khoảng 30 phút cho cặn bẩn lắng hết xuống rồi gạn lấy nước trong.
6.Sử dụng các loại vật liệu lọc nước phèn
Vật liệu lọc nước phèn là các loại vật liệu lọc nước có tác dụng loại bỏ Mangan, sắt, hydro sunfua khỏi nước. Đây là các thành phần chính trong nước nhiễm phèn.
Vật liệu thường được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống lọc phèn nước giếng khoan gia đình để xử lý tình trạng nước bị nhiễm phèn. Cung cấp nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình mình.Các vật liệu lọc nước phèn phổ biến gồm:
Cát Mangan lọc nước
Cát Mangan Việt Nam có giá thành tương đối rẻ, tuy nhiên chỉ sử dụng khi nước nhiễm phèn ở mức độ nhẹ, hàm lượng sắt dưới 35mg/l và độ pH của nước từ 6.0-7.5.
Hạt Birm USA:
Đây là vật liệu lọc dạng hạt, màu nâu đen , hoạt động như một chất xúc tác không hòa để loại bỏ sắt, Mangan, Asen và các kim loại nặng khác tồn tại trong nước. Birm là vật liệu lọc nước phèn tốt nhất hiện nay và thường được sử dụng trọng trong đối với các nguồn nước nhiễm phèn nặng.
7.Sử dụng các cột lọc nước phèn
Sử dụng cột lọc phèn là phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay. Các cột lọc nước phèn có cấu tạo đơn giản bao gồm:
- Cột lọc nước: Được làm bằng chất lượng nhựa PVC, Inox SUS 304, Composite. Tác dụng chứa vật liệu lọc phèn
- Vật liệu lọc phèn: Cát thạch anh, than hoạt tính, mangan, hạt Birm, hạt nâng pH…
- Hệ thống van: Có 3 loại van chính sử dụng cho hệ thống lọc nước phèn: Hệ thống van nhựa, van 3 ngã, van điện tử
CỔNG THÔNG TIN VỀ LỌC NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC