Phong cách Đông Dương Indochine Style trong nội thất và kiến trúc

Phong cách Đông Dương Indochine Style trong nội thất và kiến trúc

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là sự kết hợp của nhiều yếu tố văn hóa, kiến trúc đến từ sự giao thoa giữa văn hóa tại các quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương và Pháp.

Phong cách này được phát triển vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi các kiến trúc sư Pháp bắt đầu xây dựng các công trình tại Đông Dương, trong đó có Việt Nam. 

Bài viết này sẽ giới thiệu về nguồn gốc phong cách indochine, đặc điểm các vật liệu sử dụng trong nội thất và kiến trúc. Qua đó cũng chỉ ra các ảnh hưởng sâu sắc của phong cách này tại nước ta thời bấy giờ.

Kien truc Dong Duong 8 1

Phong cách Indochine là gì? Lịch sử hình thành của phong cách này từ đâu?

Phong cách Indochine (Đông Dương) là sự kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp kiến trúc phương Tây (cụ thể là Pháp) với nét văn hóa, nghệ thuật Á Đông, đặc biệt là Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Phong cách này không chỉ xuất hiện trong kiến trúc mà còn được thể hiện sâu rộng trong thiết kế nội thất và trang trí, tạo nên một không gian sống vừa sang trọng, vừa gần gũi với thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương.

Phong cách Indochine bắt nguồn từ thời kỳ thuộc địa Pháp tại Đông Dương (1887-1954) do kiến trúc sư người Pháp Emest Hébrard khởi xướng. Ông đã mang sự sang trọng, thanh lịch trong kiến trúc Pháp kết hợp với sự hoài cổ, vintage của nét dân tộc bản địa Đông Dương.

Các công trình tiêu biểu của ông bao gồm

  • Đại học Tổng hợp Đông Dương (nay là Đại học Quốc Gia Hà Nội): Một trong những biểu tượng của phong cách Indochine, kết hợp giữa kiến trúc cổ điển Pháp và yếu tố bản địa.
  • Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong, TP. Hồ Chí Minh): Một ngôi trường danh tiếng với kiến trúc mang đậm dấu ấn Đông Dương.
  • Sở Tài chính Đông Dương (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao): Công trình thể hiện sự hòa quyện giữa nét cổ điển Pháp và kiến trúc Á Đông.
  • Viện Pasteur (nay là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương): Một trong những công trình y tế lâu đời và quan trọng tại Việt Nam.
  • Trường Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam): Đây là nơi lưu giữ di sản văn hóa lịch sử Việt Nam, và kiến trúc của bảo tàng là minh chứng cho phong cách Indochine.

Các nước Đông Dương trong tiếng Pháp dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay còn gọi là bán đảo Trung-Ấn) bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Cho nên phong cách Indochine còn gọi là phong cách Đông Dương. Bên cạnh đó cũng có những cái tên mỹ miều cho phong cách này như:

Lịch sử hình thành của phong cách Đông Dương
Lịch sử hình thành của phong cách Đông Dương

Tuy nhiên ban đầu tên nguyên thủy của phong cách indochine là French Colonial (phong cách thuộc địa Pháp), về sau được gọi là Indochine. Phong cách Indochine được sử dụng trong nhiều công trình nhà ở dân dụng đến các công trình thương mại như khách sạn, nhà hàng,… và trở thành một nét thẩm mỹ đặc trưng cho khu vực Đông Dương.

Đặc trưng của phong cách Indochine ở Việt Nam

Ngày nay dễ dàng bắt gặp các công trình kiến trúc và thiết kế nội thất indochine khắp nơi tại Việt Nam, đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất? Cùng xem tiếp nội dung dưới đây để dễ dàng nhận diện sự có mặt của indochine trong các không gian quen thuộc.

Màu sắc trong không gian Indochine

Màu sắc đặc trưng của phong cách Indochine thường là sự pha trộn giữa gam màu trung tính và gam màu nóng mang hơi hướng hoài cổ như: màu be, kem, vàng, cam, đen, nâu, trắng,… Nguyên nhân nó được sử dụng nhiều bởi khí hậu Việt Nam thuộc khu vực nhiệt đới, các màu sắc này giúp kiến trúc ít hấp thụ nhiệt không gian bên trong được mát mẻ hơn.

Ngoài ra sự kết hợp các gam màu trên tạo nên sự cân bằng, làm cho không gian sống không chỉ thanh lịch mà còn lãng mạn tinh tế.

Màu sắc trong không gian Indochine thường là các gam màu trung tính mang hơi hướng hoài cổ
Màu sắc trong không gian Indochine thường là các gam màu trung tính mang hơi hướng hoài cổ

Hoa văn và hoạ tiết trang trí độc đáo cho dấu ấn Pháp – Việt

Hoa văn trong phong cách Indochine thường lấy cảm hứng từ văn hóa Á Đông, với các hình ảnh truyền thống như hoa sen, hoa mai, rồng phượng, đều mang ý nghĩa sâu sắc và thẩm mỹ cao. Ngoài ra ở các kiểu thiết kế mang style Indochine, quý khách sẽ thấy có 03 loại họa tiết nổi bật thường thấy:

Họa tiết hình chữ nhật theo Hán Việt

Họa tiết hình chữ nhật lấy cảm hứng từ các Hán tự – một trong những nét đặc trưng của phong cách Đông Dương. Các họa tiết này thường xuất hiện với thiết kế đơn giản nhưng liền mạch, đan xen, tạo ra sự cân bằng trong không gian.

Có thể thấy, việc sử dụng các họa tiết hình chữ nhật không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn thể hiện sự tôn trọng và ứng dụng nét văn hóa Trung Hoa trong thiết kế nội thất.

Họa tiết hình chữ nhật theo Hán Việt trong phong cách Indochine
Họa tiết hình chữ nhật theo Hán Việt trong phong cách Indochine

Họa tiết hình thú – Sự may mắn và bảo trợ

Trong văn hóa Đông Dương, một số con vật như Long, Lân, Quy, Phụng, cùng với sư tử, cá, và cọp, được coi là biểu tượng của sự may mắn và bảo trợ cho gia chủ.

Việc sử dụng họa tiết trang trí mô phỏng những con vật này trong nội thất không chỉ mang lại vẻ đẹp mỹ lệ mà còn thể hiện mong muốn về một cuộc sống an lành, thịnh vượng.

Họa tiết hình thú là biểu tượng của sự may mắn và bảo trợ
Họa tiết hình thú là biểu tượng của sự may mắn và bảo trợ

Họa tiết kỷ hà – vẻ đẹp mắc lưới lục giác

Họa tiết kỷ hà với hình dáng giống như vảy trên mai rùa, là biểu tượng khác của phong cách Indochine. Hình lục giác hoặc tam giác có các cạnh thẳng hơi cong nhẹ, tạo nên một hình ảnh đồng đều nhưng không kém phần mềm mại.

Họa tiết này không chỉ mang ý nghĩa trang trí mà còn tượng trưng cho sự bền vững, may mắn và thịnh vượng. Sự kết hợp giữa họa tiết kỷ hà với các họa tiết khác như hình chữ nhật hay hình thú tạo nên sự phong phú và độc đáo cho không gian sống.

Họa tiết kỷ hà tăng nét sinh động cho không gian sống
Họa tiết kỷ hà tăng nét sinh động cho không gian sống

Họa tiết hoa lá đặc trưng Á Đông

Trong phong cách Indochine, quý khách sẽ thường thấy những họa tiết mang dáng hình nổi bật của các loài cây “tứ quý”: Tùng, cúc, trúc, mai, sen. 

Vốn các loài cây này là những chất liệu mộc mạc tự nhiên và gần gũi với con người Á Đông. Chính vì vậy mà hình ảnh các loài cây lá này sẽ xuất hiện thường trong thiết kế Indochine Style ở Việt Nam.

Họa tiết hoa lá đặc trưng Á Đông lịch thiệp gìn giữ nét truyền thống
Họa tiết hoa lá đặc trưng Á Đông lịch thiệp gìn giữ nét truyền thống

Vật liệu sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam

Đối với phong cách Indochine thường sử dụng các vật liệu có tính chất địa phương, phản ánh văn hóa địa phương một cách rõ ràng. Các chất liệu thường thấy trong đường nét thiết kế này:

  • Gỗ tự nhiên như gỗ gụ, gỗ hương, và gỗ xoan đào không chỉ mang lại vẻ đẹp ấm áp mà còn thể hiện đẳng cấp và sự bền bỉ.
  • Mây tre đan là chất liệu nhẹ và mang lại cảm giác mát mẻ. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các không gian thoáng đãng và đồ nội thất như bàn, ghế, vách ngăn,…
  • Đá hoa cương và gạch bông điểm tô thêm sự sang trọng, trong khi kính màu lại tạo điểm nhấn nghệ thuật độc đáo.
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam

Bên cạnh đó các đồ trang trí thường được sử dụng trong phong cách Indochine bao gồm:

  • Tranh, ảnh các họa tiết dân tộc truyền thống.
  • Gỗ và đồng
  • Sàn gỗ và sàn gạch men
  • Rèm vải lụa và voan
  • Phù điêu, tượng về các hình ảnh gợi lên sự truyền thống châu Á.
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam
Chất liệu nổi bật sử dụng trong phong cách Indochine ở Việt Nam

Sự len lỏi của Indochine trên từng đồ dùng thân thuộc (Indochine furniture)

Đồ nội thất Indochine Style từ bàn, ghế, đến giường, hệ tủ đều có đặc trưng riêng rất dễ nhận dạng, mà bạn chỉ cần xem các thông tin ngắn gọn và hình ảnh dưới đây:

Bàn và ghế mang đường nét Indochine

Bàn và ghế trong phong cách Indochine thường được làm từ vật liệu nội thất gỗ sồi, gỗ hương hoặc gỗ xoan đào. Kiểu dáng có thể vừa cổ điển với các đường cong uốn lượn, hoa văn tinh xảo, vừa hiện đại với những đường nét đơn giản, mạnh mẽ. Bàn ăn thường mang màu đen và làm bằng vật liệu kính màu, đi kèm với ghế có tựa lưng cao, đem lại cảm giác uy nghi và thoải mái.

Bàn và ghế mang đường nét Indochine
Bàn và ghế mang đường nét Indochine

Ghế Sofa mang dấu ấn Á – Âu

Ghế sofa trong không gian Indochine không chỉ thoải mái mà còn phải thể hiện được nét thẩm mỹ cao. Chất liệu thường được ưa chuộng là vải nỉ mềm hoặc da cao cấp, kết hợp với khung gỗ tự nhiên. Màu sắc sử dụng những gam màu trung tính nhưng vẫn toát lên được sự sang trọng và tinh tế.

Ghế Sofa mang dấu ấn Á - Âu
Ghế Sofa mang dấu ấn Á – Âu

Hệ tủ kiểu Đông Dương

Thường thấy ở trong phong cách Indochine sẽ là những hệ tủ làm từ gỗ tự nhiên và cửa tủ có thể được trang trí bằng các hoa văn truyền thống hoặc kết hợp hài hòa với những con tiện gỗ.

Hệ tủ ở đây bao gồm: Tủ bếp, tủ quần áo, tủ trưng bày,… thường được thiết kế với nhiều ngăn, mang tone màu tối như nâu đậm hoặc đen tuyền, tiện lợi cho việc lưu trữ.

Hệ tủ kiểu Đông Dương
Hệ tủ kiểu Đông Dương
Hệ tủ kiểu Đông Dương có thể sử dụng kết cấu con tiện gỗ vào trong thiết kế
Hệ tủ kiểu Đông Dương có thể sử dụng kết cấu con tiện gỗ vào trong thiết kế

Hệ thống đèn sử dụng trong nội thất Indochine

Hệ thống đèn ở phong cách Đông Dương này cũng được thiết kế khá đặc trưng. Đa dạng từ đèn chùm, đèn treo tường, đến đèn bàn, mỗi loại đều mang một phong cách riêng biệt nhưng hài hòa với tổng thể. Chất liệu phổ biến bao gồm kim loại với hoa văn uốn lượn, kính màu, hoặc thậm chí là mây, tre đan.

Qua các đặc trưng tiêu biểu trên, tin chắc bạn sẽ dễ dàng nhận biết phong cách Indochine Đông Dương trong nội thất và kiến trúc. 

Phong cách này vẫn được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc, từ nhà phố, villa indochine, duplex, nhà riêng cho tới những khách sạn, resort cao cấp.

Hệ thống đèn sử dụng trong nội thất Indochine
Hệ thống đèn sử dụng trong nội thất Indochine
Hệ thống đèn sử dụng trong nội thất Indochine
Hệ thống đèn sử dụng trong nội thất Indochine

Phong cách Indochine có gì đặc biệt trong nội thất & kiến trúc

Phòng khách Indochine style

Không gian phòng khách phong cách Indochine thường toát lên vẻ sang trọng mang dấu ấn Pháp vừa gìn giữ nét truyền thống trong lối sinh hoạt của người Việt.

Thể hiện rõ nét qua các đường nét uốn lượn trên các vật liệu nội thất, bức tường được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật truyền thống mang đậm nét dân tộc.

Phòng khách Indochine style
Phòng khách Indochine style
Phòng khách Indochine style
Phòng khách Indochine style

Dấu ấn Đông Dương trong không gian phòng bếp và khu vực ăn uống

Bàn ăn gỗ lớn, ghế ăn với tone màu hoài niệm như đen, trắng, vàng kết hợp cùng với đèn treo mềm mại phía trên, gạch bông lát nền là những đặc trưng thường thấy trong khu bếp phong cách Indochine.

Dấu ấn Đông Dương trong không gian phòng bếp và khu vực ăn uống
Dấu ấn Đông Dương trong không gian phòng bếp và khu vực ăn uống
Dấu ấn Đông Dương trong không gian phòng bếp và khu vực ăn uống
Dấu ấn Đông Dương trong không gian phòng bếp và khu vực ăn uống

Phòng ngủ mang đậm nét Indochine

Phòng ngủ phong cách Indochine thường dùng chất liệu gỗ tự nhiên với đầu giường được chạm khắc những bức tranh tinh xảo. Kết hợp cùng với bộ chăn ga gối đệm màu sắc nhẹ nhàng và hiện đại thường thấy.

Phòng ngủ mang đậm nét Indochine
Phòng ngủ mang đậm nét Indochine
Phòng ngủ mang đậm nét Indochine
Phòng ngủ mang đậm nét Indochine

Kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Indochine architecture)

Kiến trúc Indochine là một phong cách kiến trúc độc đáo, mang tính chất lịch sử. Ngày nay, lối kiến trúc này được ứng dụng rộng rãi và được sử dụng rộng rãi trong các công trình mang tính thương mại như spa, nhà hàng, khách sạn,…

Đặc điểm kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Nguồn: Internet)
Đặc điểm kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Hoặc trong mảng nhà ở dân dụng quý khách sẽ thường thấy các biệt thự phong cách Indochine, nhà phố, nhà ống cho đến các căn hộ duplex, penthouse, chung cư phong cách Indochine rất ưa chuộng kiểu thiết kế này.

Bởi những đường nét sang trọng, thanh lịch và đâu đó vẫn gìn giữ nét truyền thống Á Đông khiến nó mang lại cảm giác hoài niệm cho những người yêu thích nét văn hóa xưa.

Đặc điểm kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Nguồn: Internet)
Đặc điểm kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Nguồn: Internet)
Đặc điểm kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Nguồn: Internet)
Đặc điểm kiến trúc Indochine ở Việt Nam (Nguồn: Internet)

Các công trình phong cách Indochine nổi tiếng đến ngày nay

Khi nhắc đến phong cách indochine (Đông Dương) các KTS hay NTK luôn quan tâm liệu qua nhiều thời gian, Indochine hiện tại ở thế kỷ XXI có còn giữ nguyên bản sắc hay không. Dưới đây là những công trình Indochine nổi tiếng qua nhiều thời kỳ.

Indochine kết hợp Á – Âu rõ nét qua bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam địa chỉ tại số 1, Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với tiền thân là Bảo tàng Louis Finot. Điểm nhấn với khối hình bát giác vươn cao với 3 tầng mái ngói. 

Lối kiến trúc Đông Dương tại đây còn được khéo léo xử lý cả về công năng như lấy sáng, cách ẩm bằng tầng 1 vì các tầng trên trưng bày bảo vật.

Bảo tàng lịch sử quốc gia mang phong cách Đông Dương Indochine (Nguồn: Internet)
Bảo tàng lịch sử quốc gia mang phong cách Đông Dương Indochine (Nguồn: Internet)
Bảo tàng lịch sử quốc gia mang phong cách Đông Dương Indochine (Nguồn: Internet)
Bảo tàng lịch sử quốc gia mang phong cách Đông Dương Indochine (Nguồn: Internet)

Biến thể Indochine Art Derco

Phong cách Đông Dương – Indochine với biến thể Indochine Art Derco thể hiện rõ ràng nhất qua công trình Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tại Hà Nội. 

Điểm đặc biệt nhất của công trình Indochine Art Derco tại Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (trước đây là Ngân Hàng Đông Dương) là lối kiến trúc được thiết kế tinh chỉnh với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Hà Nội như bộ mái đua rất rộng, hệ thống cửa kính được bố trí lùi lại so với mặt tường để tránh nắng.

Mái vòm trong chính sảnh có tác dụng thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên, tạo ra một không gian sáng và thoáng đãng.

Phong cách Indochine Art Derco qua kiến trúc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (Nguồn: Internet)
Phong cách Indochine Art Derco qua kiến trúc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (Nguồn: Internet)

Indochine Art Nouveau

Phong cách Indochine Art Nouveau qua nhà công trình Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nét nhất. Tiếp đến có thể kể đến nhà khách chính phủ Hà Nội cũng thể hiện biến thể Indochine Art Nouveau. Cho đến hiện tại, phong cách đông dương (indochine style) đã không còn giữ nguyên nhiều bản sắc thời kỳ đầu.

Điều đó cũng không quá năng nề bởi lẽ, có thể xem indochine như sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Pháp và Đông Dương, giữa Á – Âu, giữa sự đổi mới nhưng giữ gìn văn hóa bản địa là được.

Indochine Art Nouveau qua kiến trúc Nhà Khách Chính Phủ tại Hà Nội (Nguồn: Internet)
Indochine Art Nouveau qua kiến trúc Nhà Khách Chính Phủ tại Hà Nội (Nguồn: Internet)
Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Hát Thành Phố Hồ Chí Minh

Phong cách Đông Dương (indochine style) tại các nước lân cận

Như đã nêu trên, phong cách Indochine phổ biến không chỉ ở Việt Nam, qua các ranh giới của các quốc gia lân cận phong cách indochine cũng có nhiều đổi mới và biến thể.

Thể hiện qua Kiến Trúc Sino Portuguese tại Phu Ket Old Town – Thailand, China Town ở Singapore và tòa Mica – Singapore, hay qua kiến trúc Indochine tại văn phòng đại diện Unesco – Campuchia.

Kiến Trúc Sino Portuguese tại Phu Ket Old Town - Thailand (Nguồn: Internet)
Kiến Trúc Sino Portuguese tại Phu Ket Old Town – Thailand (Nguồn: Internet)

Ngoài các công trình vừa được nêu ở trên thì vẫn còn những công trình Indochine nổi tiếng được xây dựng ở các nước Đông Dương như: khách sạn Raffles Hotel Le Royal ở Campuchia hay khách sạn Amantaka ở Lào.

Tại Việt Nam, phong cách này được ứng dụng rộng rãi trong các tòa nhà lịch sử, chẳng hạn như Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Bảo tàng Quốc gia Việt Nam và nhiều công trình thương mại nổi tiếng khác như khách sạn Intercontinental Đà Nẵng, Marriott Phú Quốc, khách sạn De la Coupole Sapa, resort Banyan Tree Lăng Cô – Huế, resort Four Seasons The Nam Hai – Hội An.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *