Wabi Sabi là gì?
Wabi-sabi 侘寂 (sá tịch) là một khái niệm thể hiện phong cách thẩm mỹ của Nhật Bản và cách nhìn nhận thế giới trong văn hóa Nhật Bản, nhấn mạnh vào việc chấp nhận sự tạm bợ và những điều không hoàn hảo. Thẩm mỹ này thường được mô tả như một loại vẻ đẹp “không trọn vẹn, thoáng qua, và thiếu sót”.
Nó bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo về Tam pháp ấn (三法印 sanbōin?), bao gồm các khái niệm Vô thường (無常 mujō?), Khổ (苦 ku?) và Vô ngã (空 kū?).
Phong cách Wabi Sabi là gì?
Trong những năm gần đây, Wabi Sabi đã trở thành một thuật ngữ thông dụng đặc trưng cho phong cách tối giản đúng nghĩa. Wabi Sabi không dừng lại ở một triết lý mà còn là một lối sống mới, như một nơi trú ẩn an toàn cho con người vốn đang bị ám ảnh bởi nhiều tiêu chuẩn phải hoàn hảo của thế giới hiện đại.
Chúng ta dễ dàng nhận thất phong cách này xuất hiện ở nhiều lĩnh vực như: Nghệ thuật như trà đạo, cắm hoa Ikebana, đồ gốm Raku, vườn thiền Karesansui, thiết kế nội thất wabi sabi, kiến trúc và các bộ môn thủy sinh, terrarium,…
Theo các kiến trúc sư, phong cách Wabi Sabi mang đến một triết lý sống đặc biệt: tìm kiếm và tận hưởng vẻ đẹp trong sự chưa hoàn thiện. Được lấy cảm hứng từ sự đơn giản, mộc mạc và hài hòa với thiên nhiên, Wabi Sabi không chỉ là một phong cách thiết kế ứng dụng trong nhà ở, mà còn là một lối sống, một cách nhìn nhận và yêu thương mọi thứ xung quanh, kể cả những gì cũ kỹ và không hoàn hảo.
Nhìn sâu vào bản chất của Wabi và Sabi
Wabi: Sự Đơn Sơ Trong Thiên Nhiên
Wabi biểu hiện cho niềm vui khi ta tìm thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị, tự nhiên. Đó là cảm giác bình yên khi sống một cuộc sống đơn sơ, khiêm tốn về vật chất nhưng lại giàu có trong tâm hồn. Wabi khuyến khích chúng ta tận hưởng những giây phút tĩnh lặng, hòa mình vào thiên nhiên và tìm thấy niềm vui từ những điều nhỏ bé nhất.
Sabi: Vẻ Đẹp Của Thời Gian
Sabi đại diện cho vẻ đẹp đã được mài dũa bởi thời gian và không gian. Đó có thể là những món đồ nội thất cũ kỹ, sạm màu, mang dấu ấn của thời gian và những hư tổn.
Tuy nhiên, chính sự cũ kỹ và hoài cổ đó lại tạo nên giá trị đặc biệt, kể lại những câu chuyện và kỷ niệm quý báu. Sabi nhắc nhở chúng ta rằng sự không hoàn hảo chính là một phần của vẻ đẹp thực sự.
Nguồn gốc của cụm từ Wabi Sabi
Wabi Sabi là một thuật ngữ về triết lý sống nổi tiếng có nguồn gốc từ Thiền tông, Nhật Bản xuất hiện từ thế kỷ XV. Trong đó, “Wabi” là cái đẹp của sự giản đơn, mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. “Sabi” là vẻ đẹp của sự tĩnh lặng, điềm nhiên dù có bị thời gian che khuất.
“Wabi Sabi” là tìm kiếm những điều không hoàn hảo và tôn vinh những thứ xưa cũ, vô thường. Từ đó khiến con người hướng đến lối sống đơn giản, thuận lẽ thường, không gò bó theo những quy tắc nghiêm ngặt.
Wabi Sabi như một sự đối lập với những xu hướng thống trị thời đại lúc bấy giờ: vốn cực kỳ coi trọng trang trí xa hoa từ những vật liệu quý hiếm.
Trong khi, đường nét tinh tế, tính đối xứng và sự hoàn hảo trong tỉ lệ thiết kế đang là những khái niệm làm mưa làm gió toàn cầu. Wabi Sabi lại cho rằng, sự hoàn hảo chỉ đến từ những ảo tưởng vô thực. Và con người chỉ có thể vui vẻ, hạnh phúc khi chấp nhận và luôn nhìn thấy vẻ đẹp, mặt tích cực của mọi thứ từ môi trường xung quanh mình.
Từ cốt lõi của sự không hoàn hảo, những ý tưởng Wabi Sabi dần được mở rộng sang những vật liệu tự nhiên, tính bất đối xứng, tái sử dụng, chủ nghĩa tối giản và có mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên.
Ý nghĩa của phong cách Wabi Sabi
Trích trong cuốn sách “Wabi Sabi Welcome” của Julie Pointer Adams có đoạn “Thẩm mỹ Wabi Sabi của Nhật Bản dẫn chúng ta đến tâm thế đón nhận sự không hoàn hảo một cách dễ dàng. Lối sống này tôn vinh vẻ đẹp không hoàn hảo ở chính những sự vật, địa điểm cũ kỹ, lỗi thời vốn dễ dàng bị bỏ qua…”.
Tóm gọn lại ý nghĩa cùa Wabi Sabi trong 3 ý nghĩa: Không gì vĩnh hằng – Không gì trọn vẹn – Không gì hoàn hảo. Vì vậy, nhắc đến phong cách nội thất Wabi Sabi, người ta sẽ nghĩ ngay đến những tính từ mộc mạc – đơn giản – thô ráp.
Giữa bộn bề áp lực và hỗn loạn trong cuộc sống hiện đại cùng lối sống tôn thờ vật chất. Wabi Sabi khuyến khích sự đơn giản và chân thực cho mọi. Mang đến ý tưởng cho phong cách sống trân trọng những gì chúng ta đang sở hữu hơn là chạy theo vật chất xa hoa.
Wabi-sabi trong nghệ thuật Nhật Bản
Qua hàng nghìn năm, nhiều lĩnh vực nghệ thuật Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng từ triết lý Thiền và Phật giáo Đại thừa, đặc biệt là sự chấp nhận và suy ngẫm về sự không hoàn hảo, luôn biến đổi và tính vô thường của mọi vật. Những loại hình nghệ thuật này có thể được xem như một biểu hiện của thẩm mỹ wabi-sabi.
Ứng dụng Wabi Sabi ở phương Tây
Nhà thiết kế Leonard Koren (1948) đã xuất bản cuốn sách “Wabi-Sabi for Artists, Designers, Poets & Philosophers” vào năm 1994, nhằm giải thích wabi-sabi và so sánh với tiêu chuẩn đẹp phương Tây. Theo Penelope Green, cuốn sách này đã trở thành chủ đề thảo luận văn hóa và nền tảng cho các nhà thiết kế.
Nghệ nhân gốm Bernard Leach (1887–1979) chịu ảnh hưởng lớn từ mỹ thuật Nhật Bản và đã khởi xướng phong trào thẩm mỹ châu Âu với những cái tên nổi bật như Dame Lucy Rie và Hans Coper.
Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi
Không gian sống xây dựng phần lớn từ phong cách sống của gia chủ, nên tương tự chủ nghĩa tối giản sản sinh ra phong cách kiến trúc tối giản, phong cách Wabi Sabi cũng sản sinh ra phong cách kiến trúc Wabi Sabi. Với các đặc trưng từ vật liệu thô mộc, thiết kế đơn giản và nhất là có sự liên kết đặc biệt với thiên nhiên, mang thiên nhiên vào nội thất.
Giúp chúng ta có nhiều cảm xúc bình dị, thanh thản khi ở trong không gian Wabi Sabi.
1. Vật liệu thô mộc
Nhắc đến Wabi Sabi thì không thể nhắc đến vật liệu. Các loại vật liệu thô mộc trong những ngôi nhà phong cách Wabi Sabi thể hiện tinh thần trân trọng cái đẹp dù chúng không ở trong trạng thái hoàn hảo nhất.
Vì vậy vật liệu trong Wabi Sabi thường là các vật liệu hữu cơ tự nhiên, còn nguyên bề mặt thô sơ, gần như bỏ qua các công đoạn gia công, đánh bóng.
Không can thiệp vào màu sắc để có thể giữ được phần lớn hiện trạng ban đầu. Những vật liệu đặc trưng có thể kể đến là: gỗ mộc, đá, đất sét, sợi tự nhiên, vải dệt thô, kim loại.
Phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi được thể hiện qua bề mặt thô sơ của đá, gỗ và đặc biệt là các vết ố trên tường. Không gian nhẹ nhàng, thanh thoát, mang cảm giác yên bình nhưng cũng không kém phần nghệ thuật.
2. Màu sắc – ánh sáng
Màu sắc chủ đạo trong phong cách nhà Wabi Sabi là những màu tone đất, nhằm thể hiện rõ những gì thô, mộc, tự nhiên nhất trong vật liệu. Đặc biệt, để tôn trọng tính tự nhiên trong không gian, ánh sáng cũng ít tạo sự nhất nhá như các phong cách khác.
Kiến trúc các căn hộ phong cách Wabi Sabi được thiết kế tận dụng ánh sáng tự nhiên nên nhược điểm là không gian có thể hơi lì và phẳng, ít có chiều sâu do thiếu sự tương phản nổi bật của ánh sáng và màu sắc. Nhưng ngược lại, không gian này lại hướng đến cảm giác bình yên, nhẹ nhàng.
Các màu sắc trắng tự nhiên, kem nhẹ nhàng, xám tinh tế hoặc những tone màu rất trầm tĩnh được bố trí xen kẽ vừa tạo nên yên bình hài hòa, vừa có sự lôi cuốn nhất định trong không gian.
3. Kiểu dáng nội thất đơn giản
Các món đồ được bài trí trong không gian wabi sabi thường là những gì nguyên sơ, đơn giản nhất từ tự nhiên. Đa phần là đồ thủ công, và khi chế tác thì cũng rất tiết chế, khiêm nhường, không quá cầu kỳ hay rườm rà.
4. Tinh giản, tiết kế trong không gian nội thất Wabi Sabi
Wabi Sabi đặt trong một bố cục nhưng lại đi ngược lại những phong cách có yêu cầu cao về nghệ thuật sắp đặt như Mid Century, Electric… Phong cách Wabi Sabi hướng sự tập trung đến những vật dụng phục vụ cuộc sống hơn là những món đồ chỉ mang tính trang trí đơn thuần.
Sự tiết chế cũng được nhấn mạnh qua việc bỏ bớt đồ đạc hơn là thêm vào. Với tinh thần đề cao tính chân thực và tinh khôi, không gian Wabi Sabi luôn nhắc nhở chúng ta đừng nên để các giá trị vật chất và chủ nghĩa tiêu dùng thao túng.
5. Cân bằng, hài hòa
Tuy đề cao sự giản dị, không hoàn hảo nhưng Wabi Sabi cũng không thể thiếu đi sự cân bằng và hài hòa giữa các yếu tố nội thất với nhau, giữa vật liệu, màu sắc, bố cục. Giống như sự hài hòa giữa các yếu tố đất, nước, đá, khí trong tự nhiên.
6. Điểm nhấn
Tương tự phong cách tối giản, thiết kế nhà phong cách wabi sabi cũng cần có điểm nhấn trong không. Kiến trúc Wabi Sabi không phải để trống hoàn toàn như nhiều người lầm tưởng, vẫn cần có điểm nhấn dù là rất nhỏ và tinh tế.
Có thể không phải là tác phẩm sang trọng, lấp lánh nhưng điểm nhấn trong phong cách wabi sabi, đặc biệt là phòng ngủ phong cách Wabi Sabi thường mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ nhân căn nhà và được chế tác thủ công khéo léo.
Trong một không gian nhỏ hiện đại, việc tuân thủ 100% các quy tắc Wabi Sabi thì sẽ có phần cứng nhắc và cũ kỹ. Nên thường với những thiết kế nhà phong cách Wabi Sabi sẽ được kết hợp với các yếu tố hiện đại trong không gian nội thất bằng các mẫu ghế xu hướng, cá tính.
Thêm vào không gian hệ đèn thả ấn tượng, hoặc các món đồ nội thất có chất liệu hữu cơ, mềm mại, uốn lượn. Dù khiến không gian trở nên hiện đại hơn nhưng vẫn cảm nhận được dòng chảy của năng lượng tự nhiên.