Sơ đồ lọc nước giếng khoan chi tiết, mới nhất 2024

Sơ đồ lọc nước giếng khoan chi tiết, mới nhất 2024

Tham khảo ngay sơ đồ lọc nước giếng khoan kèm cách lắp đặt chi tiết, có thể thực hiện ngay tại nhà đơn giản và nhanh chóng dưới đây!

Bể lọc và hệ thống lọc là hai sơ đồ lọc nước giếng khoan phổ biến nhất hiện nay. Nếu bể lọc có thiết kế đơn giản, ai cũng có thể tìm hiểu và tự lắp đặt tại nhà thì hệ thống lọc nước lại đòi hỏi người thợ có chuyên môn và tay nghề cao.

Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả biết được ưu và nhược điểm của mỗi sơ đồ lọc nước, cách lắp đặt chi tiết và nguyên lý hoạt động của chúng. Qua đó có thể đưa ra quyết định chọn kiểu thiết kế lọc nước giếng khoan phù hợp với từng công trình.

1. Sơ đồ thiết kế hệ thống lọc nước giếng khoan

Hệ thống lọc nước giếng khoan có thể được lắp đặt theo hai phương pháp chính: lắp đặt sử dụng 1 bồn chứa và lắp đặt sử dụng 2 bồn chứa.

1.1. Sơ đồ lọc nước giếng khoan 1 bồn chứa

Bản vẽ sơ đồ lọc nước giếng khoan chi tiết:

Nguyên lý hoạt động:

  • Giai đoạn 1: Nước giếng khoan khi bơm lên sẽ trực tiếp chảy vào hệ thống các cột lọc:
  • Cột lọc than FFA hấp thụ và loại bỏ các thành rắn và hàm lượng lớn kim loại có trong nước.
  • Cột lọc than hoạt tính có chức năng khử mùi, khử màu, khử khuẩn, hấp thụ các chất độc  và cân bằng độ pH phù hợp cho nước.
  • Cột lọc cuối sẽ có vai trò xử lý nước cứng, làm mềm nước bằng cách trao đổi các hạt nhựa mang Cation Na+ với các cation Ca2+, Mg2+…
  • Giai đoạn 2: Sau quá trình xử lý bởi hệ thống các cột lọc, nước tiếp tục chảy qua cốc loại tinh (có kích thước màng lọc 5 µm). Lúc này, các chất rắn lơ lửng hoặc các hạt nhựa mang cation gây cứng nước còn sót lại sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
  • Giai đoạn 3: Nguồn nước sạch sau quá trình xử lý sẽ chảy vào bồn chứa nước có nắp kín tránh bụi bẩn, phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.

Chuẩn bị:

  • Máy bơm giếng nước 220V-50Hz
  • Hệ thống các cột lọc nước hoàn chỉnh
  • Cốc lọc tinh
  • Bồn chứa nước sạch

Cách lắp đặt:

  • Bước 1: Lắp đặt và kết nối các thiết bị lọc nước bằng đường ống. Trước hết cần tiến hành kết nối hệ thống đường ống nước lắp van nước theo trình tự: máy bơm giếng nước – cột lọc thô – cột lọc than hoạt tính – cột lọc xử lý nước cứng – cột lọc tinh – bồn chứa nước sạch. Sử dụng băng tan để làm kín mạch nối đường ống, tránh bị rò nước.
  • Bước 2: Lắp đặt hệ thống điện. Ở bước này sẽ tiến hành lắp đặt máy bơm giếng nước, dẫn điện sinh hoạt kết nối với máy bơm và hệ thống lọc nước đã lắp đặt.
  • Bước 3: Cắm điện để chạy thử nghiệm. Sau khi hoàn tất việc lắp đặt hệ thống và kết nối điện, hãy vặn van nước cấp, cắm điện để thử nghiệm. Lúc này cần phải kiểm tra và đảm bảo các vấn đề: nước chảy vào bồn chứa ổn định, các van nước không bị rò rỉ, nước sau khi lọc không có màu và mùi lạ (có thể lấy mẫu nước phân tích, đánh giá chất lượng).

1.2. Sơ đồ lọc nước giếng khoan 2 bồn chứa

Nguyên lý hoạt động:

  • Nước được bơm từ giếng khoan lên sẽ được lên bồn chứa nước thô (đặt ở trên cao).
  • Lượng nước ở trên bồn sẽ từ từ chảy xuống hệ thống các lõi lọc, được làm sạch kỹ và đưa vào bể chứa thấp để cung cấp nước cho sinh hoạt.
  • Phao điện được gắn ở bể chứa nước chưa lọc có chức năng điều khiển máy bơm và kiểm soát mực nước (tự động bơm khi hụt nước và tắt khi chứa đầy nước).
  • Ở bồn chứa nước sạch, phao cơ sẽ có chức năng chống tràn, tạm ngưng quá trình lọc nước khi bể chứa đầy.

Chuẩn bị:

  • Máy bơm nước từ giếng khoan
  • Bồn chứa nước chưa lọc (đặt trên bệ cao)
  • Hệ thống các cột lọc
  • Bồn chứa nước đã lọc
  • Phao cơ, phao điện
  • Ống dẫn nước và các van điều khiển

Cách lắp đặt: Quy trình lắp đặt lọc nước giếng khoan sử dụng 2 bồn chứa được thực hiện đầy đủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định nguồn nước giếng khoan và vị trí đặt các thiết bị. Theo quy tắc lắp đặt cần đảm bảo đáy của bồn chứa nước chưa lọc tối thiểu phải cao hơn miệng bồn chứa nước sạch. Ở giữa hai bồn chứa sẽ là hệ thống các lõi lọc nước.
  • Bước 2: Cố định vị trí các cột lọc, ghép nối ống nước giữa các bộ phận (máy bơm – bồn cao – các cột lọc – bồn thấp) và lắp đặt các van điều khiển.
  • Bước 3: Lắp đặt hệ thống dẫn điện, phao điện và phao cơ.
  • Bước 4: Tiến hành khởi động máy bơm, cấp nước và thử nghiệm. Kiểm tra hiệu quả của quá trình lọc nước: tốc độ lọc, chất lượng nước sau khi lọc.

Mỗi cách lắp đặt lọc nước giếng khoan đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn cách lắp đặt nào là phù hợp nhất, tốt nhất cần phải cân nhắc nhiều yếu tố: mức độ ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước.

Đối với các hộ gia đình lớn hoặc các công ty, xí nghiệp, hệ thống lọc nước 2 bồn chứa sẽ là phương án tốt nhất. Ngược lại, lắp đặt 1 bồn chứa hoàn toàn phù hợp với những hộ gia đình ít người hoặc nơi nguồn nước không quá ô nhiễm.

2. Sơ đồ lọc nước giếng khoan tự làm tại nhà

Phương pháp lắp đặt bể lọc được ứng dụng với nguồn nước giếng khoan có đầu vào nhiễm tạp chất (nhiễm mặn, nhiễm sắt) với hàm lượng ở mức trung bình thấp. Quy trình thiết kế bể lọc nước khá dễ dàng và có thể tự thực hiện ngay tại nhà với chi phí nhỏ. Bản vẽ sơ đồ chi tiết:

Nguyên lý hoạt động: Nguồn nước giếng khoan khi được bơm lên sẽ được xả xuống bể lọc theo cơ chế phun giọt. Cơ chế này giúp cho nước tiếp xúc với không khí, oxi hóa các hợp chất hòa tan thành chất kết tủa.

Khi đi qua các vật liệu lọc nước, những kết tủa và tạp chất sẽ bị giữ lại, dòng nước sạch sẽ theo hệ thống ống dẫn chảy vào bồn chứa. Chuẩn bị:

  • Xây một bể chứa bê tông (80cm x 80cm x 100cm) hoặc bể chứa, thùng chứa có độ cao tối thiểu 1m với dung tích khoảng 200 lít.
  • Bộ trộn khí Ejector hoặc một giàn mưa được dùng để khử sắt.
  • Bồn chứa nước sạch.
  • Ống dẫn nước, vòi sen hoặc ống đục lỗ nhỏ.
  • Các vật liệu lọc nước cần thiết:
  • Sỏi nhỏ (kích thước 0.5 – 1cm)
  • Cát vàng/ Cát thạch anh
  • Cát Mangan có tác dụng hấp thụ mangan, khử nước nhiễm phèn hiệu quả.
  • Than hoạt tính giúp khử mùi clo, mùi lạ, diệt khuẩn và hấp thụ các chất độc hại.
  • Hạt Birm, hạt Flomax và hạt Corosex (không bắt buộc) giúp cân bằng độ pH cho nước

Cách lắp đặt:

  • Bước 1: Làm thoáng khí cho hệ thống lọc nước. Cho vào đáy bể lọc nước khoảng 10cm vật liệu sỏi nhỏ có kích thước từ 0.5 – 1cm giúp làm thoáng khí.
  • Bước 2: Phủ các lớp vật liệu có tác dụng lọc nước trên lớp sỏi theo trình tự lần lượt: Sỏi cát thạch anh (khoảng 25 – 30cm), lớp cát Mangan, lớp than hoạt tính (10cm), lớp cát vàng hạt lớn hoặc cát thạch anh (độ cao từ 10 – 15cm).
  • Bước 3: Thiết kế giàn phun nước hoặc sử dụng bộ trộn khí đặt trên bể lọc nước để thúc đẩy quá trình oxi hóa, kết tủa các hợp chất.
  • Bước 4: Xây dựng đầu ra cho nguồn nước sạch dưới đáy bể lọc.

3. Lưu ý khi thiết kế sơ đồ lắp đặt lọc nước giếng khoan

Khi có nhu cầu lọc nước giếng khoan, người lắp đặt cần xác định được chất lượng nguồn nước và nhu cầu tiêu thụ để lựa chọn được sơ đồ lắp đặt phù hợp, hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí tối ưu.

Đối với sơ đồ bể lọc nước giếng khoan: Phù hợp sử dụng cho quy mô các hộ gia đình nhỏ và nguồn nước giếng khoan không có chứa quá nhiều tạp chất. Khi thiết kế sơ đồ bể lọc, cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Cần xác định được hàm lượng các chất ô nhiễm trong nguồn nước để thiết kế bể lọc với số loại, số lượng và độ cao vật liệu lọc phù hợp, đảm bảo hiệu quả lọc nước.
  • Vật liệu lọc cần được xả rửa kỹ lưỡng trước khi sử dụng và nên được xả rửa hàng tháng để nguồn nước đầu ra đảm bảo chất lượng và an toàn.
  • Đối với sơ đồ hệ thống lọc nước giếng khoan: Những hộ gia đình có quy mô lớn hoặc các công ty, xí nghiệp, các khu chung cư… nên sử dụng sơ đồ hệ thống lọc nước giếng khoan nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nước cao.
  • Ngoài ra, sơ đồ hệ thống lọc là phương án giúp xử lý triệt để những nguồn nước bị ô nhiễm nặng, lẫn nhiều tạp chất.

Khi thiết kế sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sơ đồ hệ thống lọc nước cần đảm bảo vị trí lắp đặt gần với nguồn nước giếng khoan nhằm đảm bảo sự tiện lợi cho quá trình thi công và giúp tiết kiệm chi phí.
  • Với nguồn nước đầu vào từ giếng khoan, hệ thống lọc cần tối thiểu 2 cột lọc mới đảm bảo khả năng loại bỏ các tạp chất có hại.

Mua hệ thống lọc nước giếng khoan ở đâu uy tín?

Hiện nay, SKY Water là một trong những đơn vị uy tín có phân phối hệ thống máy lọc nước giếng khoan được nhiều người tin dùng. Nổi bật nhất phải kể đến: Hệ thống lọc nước tinh khiết RO công nghiệp và hệ thống xử lý nước nhiễm kim loại nặng. Quý khách có thể tham khảo ngay 2 hệ thống máy lọc nước giếng khoan tốt nhất của SKY Water để có sự lựa chọn phù hợp.

Trên đây là sơ đồ lọc nước giếng khoan với hệ thống và bể lọc nước giếng khoan tại nhà chi tiết. Mong rằng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn độc giả hiểu rõ nguyên lý hoạt động, ưu và nhược điểm của mỗi sơ đồ lọc nước. Từ đó có thể tự thiết kế sơ đồ lắp đặt lọc nước, đưa nguồn nước giếng khoan gia đình vào sử dụng an toàn và chất lượng.

Xem thêm:


—————————————————————————————–

THÔNG TIN TƯ VẤN TỔNG HỢP VỀ LỌC NƯỚC

Cổng thông tin CHỌN ĐÚNG NHẤT đăng bài giới thiệu miễn phí về các chủ đề Công nghệ, Thiết bị, Dịch vụ lọc nước Công nghiệp và Dân dụng.

Các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đăng bài xin gửi thông tin và bài viết về email dưới đây

Email nhận thông tin:     chondungnhat@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *