Vai trò của máy ozone trong hệ thống lắp đặt xử lý nước thải

Vai trò của máy ozone trong hệ thống lắp đặt xử lý nước thải

Nước thải sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, y tế, … Tuy nhiên, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ lượng nước thải được xử lý đúng tiêu chuẩn, lượng lớn nước không được xử lý, mang theo các thành phần gây hại cho môi trường. Trước những thực tế đặt ra, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là điều rất cần thiết và cần được triển khai rộng rãi.

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Nước thải là nguyên nhân hàng đầu khiến môi trường nước suy giảm nghiêm trọng, do đó, cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đúng quy chuẩn để cải thiện tối đa các vấn đề

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải được biết đến là hệ thống được hình thành bởi nhiều công nghệ và phương pháp khác nhau nhằm xử lý tối đa những chất gây hại cho môi trường, đảm bảo nguồn nước là hoàn chỉnh, không có chứa thành phần gây hại.

Một thực tế mà người thực hành cần nắm rõ trong quá trình lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đó là sự kết hợp linh hoạt giữa các công nghệ, phương pháp, chúng cần phù hợp với thực trạng của dòng nước cũng như các yếu tố bên ngoài như chi phí, điều kiện cơ sở hạ tầng, … Các chuyên gia trong ngành đã nghiên cứu và đưa ra các quy chuẩn về một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn như sau:

  • Xử lý được những thành phần độc hại có trong nước thải, đáp bảo chất lượng nước thải theo BYT (QCVN về nước thải)
  • Chi phí xây dựng, lắp đặt hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng nước thải
  • Nâng cấp dễ dàng khi có thay đổi về chất lượng nước sau này
  • Tùy ý thêm lượng hóa chất xử lý nước thải
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải 1
Hệ thống xử lý nước thải đô thị là sự kết hợp giữa nhiều máy móc với các công nghệ khác nhau

Vai trò của việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Liên quan đến việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, Nhà nước Việt Nam đã ban hành các quy chuẩn, nghị định riêng, theo đó, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải là việc làm quan trọng, cần được thực hiện một cách nghiêm túc, thu được kết quả tốt, phục vụ chính cuộc sống của con người. 

Một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cần đạt được mục tiêu loại bỏ tối đa các thành phần gây hại trong nước nêu sau:

  • Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
  • Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
  • Nitra và Phốt phát
  • Mầm bệnh có trong nước thải
  • Kim loại nặng, nhẹ tồn tại trong nước thải
  • Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
  • Các loại hóa chất tổng hợp

Giới thiệu về quá trình thi công hệ thống xử lý nước thải

Quá trinh thi công hệ thống xử lý nước thải được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau, từ quá trình xử lý cơ học đến giai đoạn xử lý sinh học. Trong quá trình này, công nghệ ozone được sử dụng ở một số bước, trong đó có giai đoạn khử trùng, khử màu và khử mùi. Với đặc tính oxy hóa khử mạnh, máy ozone mang đến hiệu quả tốt hơn so với việc sử dụng hóa chất hay các chất oxy hóa khử khác.

Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải 2
Máy ozone được sử dụng trong giai đoạn khử trùng, khử màu và khử mùi, đảm bảo nguồn nước đầu ra đạt tiêu chuẩn

Quy trình xử lý cơ học, vật lý

Trong nước thải thường chứa các chất không tan, có kích thước lớn ở dạng lơ lửng nên đầu hệ thống xử lí nước thải cần tác các chất này ra khỏi nước thải. Để tách chúng ra khỏi nước thải, chúng ta cần dùng các phương pháp như: lọc qua song chắn rác. lưới chắn rác, lắng cát, tuyến nổi,… Tùy thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, đặc điểm của chất lơ lửng mà lựa chọn công nghệ thích hợp

Quy trình xử lý hóa học, lý hóa

Sau khi loại bỏ chất thải có kích thước lớn trong nước thải, quy trình tiếp theo của hệ thống là xử lý hóa học như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông,… để điều chỉnh pH, loại bỏ các chất lơ lửng kích thước nhỏ, kim loại nặng trong nước và các chất vô cơ

Quy trình xử lý sinh học

Xử lý sinh học chủ yếu bao gồm các phương pháp: kỵ khí, hiếu khí,… nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước tải như H2S, Sunfit, Ammonia, Nito,…

Quá trình khử trùng với máy ozone

Khử trùng trong quy trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải là việc bổ sung ozone vào trong dòng nước. Khí ozone phản ứng với vi sinh vật gây hại để tạo ra thành phần thân thiện, an toàn hơn. Tính oxy hóa khử mạnh của ozon cũng giúp khử mùi, và loại bỏ chất gây màu trong nước. Máy ozone thường được lắp đặt ở vị trí cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải.

Hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải

Để vận hành hệ thống xử lý nước, điều quan trọng là xây dựng hệ thống với các giai đoạn theo đúng quy chuẩn để ra. Có sự khác biệt về quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải giữa nước thải đô thị và nước thải sinh hoạt. Cụ thể như sau:

Nước thải công nghiệp

Nước thải sinh hoạt

  • Chuẩn bị sổ tay vận hành để ghi chép lại số liệu đánh giá kết quả.
  • Pha hóa chất.
  • Theo dõi và kiểm soát các chỉ số nước thải như pH, nhiệt độ, lưu lượng,…
  • Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ như máy bơm, bộ đo pH, máy khuấy, bơm định lượng.
  • Kiểm tra quá trình tạo bông.
  • Xả bùn ở dưới đáy bể lắng và tiến hành ép.
  • Kiểm tra kết quả đầu ra đã đạt chuẩn chất lượng hay chưa.
  • Chuẩn bị sổ tay vận hành để ghi chép số liệu, đánh giá kết quả.
  • Kiểm tra phao báo mức nước và van điều khiển thường xuyên.
  • Vệ sinh song chắn rác định kỳ và thường xuyên nếu nhận thấy đã đầy.
  • Kiểm tra mức nước trong bể điều hòa.
  • Kiểm tra các thiết bị bơm, máy thổi khí có hoạt động ổn định hay không.
  • Kiểm tra định kỳ nồng độ bùn hoạt tính có trong bể vi sinh, đảm bảo luôn được duy trì ở mức cần thiết.
  • Bổ sung vi sinh nếu kiểm tra thấy nồng độ xuống thấp hoặc ngược lại, xả bỏ khi quá cao.

Một trong những điều cần chú ý trong hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải đó là giai đoạn nghiệm thu công trình, đánh giá chất lượng. Người thực hiện cần dựa theo các tiêu chí sau để đánh giá hiệu quả làm việc của hệ thống:

  • Nhu cầu oxy sinh học (BOD): Lượng oxy cần thiết để diễn ra quá trình oxy hóa chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật. Trong đó, BOD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm hữu cơ trong môi trường và nước thải.
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD): Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất có trong nước thải bao gồm hữu cơ và vô cơ. Trong đó, COD là chỉ tiêu được dùng để đo lường mức độ ô nhiễm vô cơ và hữu cơ của nước thải.
  • Nito và photpho (TN và TP): Đây là hai thành phần gây hiện tượng phú dưỡng đất đai, nguồn nước, tạo điều kiện cho các loại tảo phát triển, ảnh hưởng đến mùa màng và sức khỏe con người, động vật.
  • Coliform: Các vi sinh vật gây bệnh.
  • Chất rắn lơ lửng (TSS): Lượng chất rắn không tan và khó lắng trong nước thải.
  • Độ màu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *